Danh mục

Thị trường bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 899.64 KB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là khái quát những điểm mạnh – yếu trong thương mại bán lẻ hiện nay, trong mối quan hệ so sánh với yêu cầu, tác động của cuộc cách mạng 4.0. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để phát triển thương mại bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang và sẽ tác động mạnh vào Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thị trường bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 RETAIL MARKET IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF THE NETWORK INDUSTRY 4.0 PGS. TS. Đào Duy Huân Trường Đại học Tài chính- Marketing (UFM) ThS. Đào Duy Tùng Học viện Hoàng Gia Phát triển Thái Lan (NIDA) Email: ddhuan50@gmail.com Tóm tắt Theo thống kê của Bộ Công Thương, dự kiến, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 sẽ đạt khoảng 4.269 - 4.288 nghìn tỷ đồng, tăng 10 - 10,5% so với năm 2017. Những năm qua, các doanh nghiệp bán lẻ bước đầu đã áp dụng công nghệ mới vào: ứng dụng mua sắm trực tuyến; phần mềm bán hàng; ap dụng việc xây dựng các KPIs; tiếp thị điện tử (e-marketing); và thanh toán thông minh. Việc áp dụng công nghệ mới đã giúp các doanh nghiệp bán lẻ gia tăng đáng kể năng lực cạnh tranh trong kinh doanh, góp phần nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ bộc lộ hạn chế: cạnh tranh chưa cân bằng, chi phí mặt bằng cao, nguồn nhân lực chưa đủ kiến thức, kỹ năng quản trị chưa cao. Tất cả điều này cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam chưa thể tiếp cận được với cuộc cách mạng 4.0. Có 5 nhân tố sẽ làm thay đổi môi trường bán lẻ trong tương lai như: hệ thống phân phối, mua bán và sát nhập, sự phát triển cửa hàng tiện lợi, các đối thủ trong nước và nhân tố quan trọng nhất là môi trường trực tuyến và thương mại điện tử.   Từ khóa: Thị trường bán lẻ, thương mại, doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị Abstract According to statistics of the Ministry of Industry and Trade, total retail market value of goods and services pocedured in 2018 will expecting reach around VND 4,269 to 4,288 trillion, an increase 10% to 10,5% over 2017. Over the past years, retail companies were applying technologies into including online shopping apps, sales tools, development KPIs, e-marketing and smart payment. As a result, it leads retail companies dramatically increase competitive advantage in business contributing to improve customers’ experiences in retail stores. However, the retail market revealteed limitations namely unbalance competition, cost to rent propoerty for a business, poor employee performance, management skills. All in all, Vietnam’s retail market has not reached 4th industrial revolution. There are five factors, that will change retail environment in the future namely distribution, M&A, development of convenience stores, domestic competitiors. Generally speaking, the most important factor is online environment, e-commerce. Keywords: commercial, retail market, retail companies, supermarket 1. Giới thiệu Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Nó điều tiết hàng hóa ở tất cả các vùng miền từ thành phố, nông thôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu. Hoạt động bán lẻ, đảm bảo cung cấp hàng hóa công bằng cho mọi người tiêu dùng trên khắp các vùng của cả nước. Do vậy, hoạt động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực. Khi hoạt động bán lẻ phát triển tức là hàng hóa phong phú và với nhiều nhà phân phối cộng với sự cạnh tranh khốc liệt thì chắc chắn rằng người tiêu dùng sẽ nhận được hàng hóa, dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội trong việc sử dụng công nghệ số để phát triển bán lẻ ở Việt Nam trong tương lai. Bởi vì việc sử dụng công nghệ số để phát triển bán lẻ, sẽ chứng minh được điểm mạnh hơn hẳn so với bán lẻ truyền thống. Vấn đề đặt ra hiện nay và tương lai, 219 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018   là ngành bán lẻ Việt Nam phải phát triển như thế nào để phù hợp với cách mạng 4.0; làm thế nào để giành lấy thị phần tại Việt Nam, không để tiếp tục mất đi thị phần khi mà các nhà bán lẻ thế giới đang ồ ạt vào Việt Nam. Với lý do trên, nghiên cứu được xác định: “lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là khái quát những điểm mạnh – yếu trong thương mại bán lẻ hiện nay, trong mối quan hệ so sánh với yêu cầu, tác động của cuộc cách mạng 4.0. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để phát triển thương mại bán lẻ ở Việt Nam t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: