Danh mục

Thị trường chứng khoán là động cơ phát triển chính của kinh tế tự do

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.76 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Định nghĩa Đó là chợ nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng chứng khoán để kiếm lời. Đây có thể là thị trường tập trung hay không tập trung tại một địa điểm : - Thị trường tập trung là Sở Giao dịch Chứng khoán ( stock exchange, tiếng Anh, và Bourse, tiếng Pháp ),
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thị trường chứng khoán là động cơ phát triển chính của kinh tế tự do Thị trường chứng khoán là động cơ phát triển chính của kinh tế tự do I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Định nghĩa Đó là chợ nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng chứng khoán để kiếm lời. Đây có thể là thị trường tập trung hay không tập trung tại một địa điểm : - Thị trường tập trung là Sở Giao dịch Chứng khoán ( stock exchange, tiếng Anh, và Bourse, tiếng Pháp ), nơi các giao dịch chứng khoán được thực hiện: các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình khớp lệnh để tạo thành giá giao dịch. - Thị trường không tập trung còn được gọi là OTC ( over the counter, tiếng Anh, và Hors Bourse hay ‘marché de gré à gré, tiếng Pháp ). Sự giao dịch được thực hiện qua mạng lưới các công ty chứng khoán khắp nước nhờ nối nhau qua mạng điện tử. Giá giao dịch được ấn định theo sự thỏa thuận. 2. Cơ cấu Về sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, thị trường chứng khoán có hai loại : - Thị trường sơ cấp ( IPO, Initial Public Offering, tiếng Anh, và investisseur professionnel en capital dans des entreprises non cotées, tiếng Pháp ). Chợ mua bán chứng khoán mới phát hành. Tại chợ này, vốn đầu tư được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc mua chứng khoán mới phát hành. - Thị trường thứ cấp. Nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường này bảo đảm tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. 3. Nhiệm vụ: - Huy đông vốn đầu tư cho nền kinh tế. Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán của công ty phát hành, số tiền tiết kiệm của họ được đưa vào kinh doanh, sản xuất. Nhờ thị trường chứng khoán (TTCK), chính phủ và chính quyền địa phương có thể huy động tiền cho việc sử dụng vào việc phát triển hạ tầng cơ sở, phục vụ những nhu cầu chung của xã hội. - Tổ chức môi trường đầu tư cho mọi người. Thị trường chứng khoán tạo cho mọi người một môi trường đầu tư với nhiều cơ hội để lựa các loại chứng khoán khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro hầu các nhà đầu tư có thể chọn theo khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. - Tạo tính thanh khoản của các chứng khoán. Nhờ Thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán đang nắm giữ thành tiền mặt hay đổi thành các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh toán là đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư nhờ tính linh hoạt và an toàn của tiền đầu tư. - Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Qua chứng khoán, hoạt động doanh nghiệp được phản ảnh cách tổng hợp và chính xác, giúp việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. - Lập môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Chỉ báo của Thị trường chứng khoán phản ảnh động thái của nền kinh tế cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng, nhưng nếu giá chứng khoán giảm cho thấy dấu hiệu không tốt cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán, do đó, là thước đo nền kinh tế hầu Chính phủ đề ra các chính sách kinh tế vĩ mô. Qua Thị trường chứng khoán, Chính phủ sẽ mua và bán trái phiếu Chính phủ Nhà Nước để tạo nguồn thu động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư bảo đảm cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. 4. Nguyên tắc hoạt động : - Cạnh tranh. Giá cả trên Thị trường chứng khoán phản ảnh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư. Họ được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm số tiền lời nhiều nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá. - Công bằng. Mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong khi tiếp thu thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó. - Công khai. Chứng khoán là hàng hóa vô hình nên Thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin rõ ràng. Các tổ chức phát hành có bổn phận cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và bất thường thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức liên hệ. - Trung gian. Các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp từ các nhà phát hành mà nơi các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán thay khách hàng, hay kết nối khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán qua tài khoản của mình. - Tập trung. Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra tại sở giao dịch và trên thị trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quàn lý nhà nước và các tổ chức tự quản. 5. Chứng khoán là gì ? Đó là hàng hoá trên Thị trường chứng khoán bao gồm : cổ phiếu, trái phiếu và một số loại phiếu khác như quyền mua cổ phiếu mới, chứng chỉ quỹ đầu tư… Ở đây, chúng ta chỉ đề cập tới cổ phiếu và trái phiếu. Cổ phiếu là phiếu xác nhận quyền sở hữu số cổ phần ( action, tiếng Pháp, và share, tiếng Anh ) của từng sở hữu chủ và những lợi ích hợp pháp của họ đối với vốn của công ty cổ phần. Sở hữu chủ cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty đó và có các quyền lợi sau: Nhận cổ tức. Cổ tức ( dividende, tiếng Pháp, và dividend, tiếng Anh ) là số tiền lợi nhuận kinh doanh mà công ty chia cho mỗi cổ đông tùy theo số cổ phần mà họ có. Mức chi trả cũng như hình thức chi trả cổ tức tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và do Đại hội cổ đông thường niên quyết định. Thí dụ: công ty cổ phần may mặc Mùa Xuân có Vốn là 500 triệu đồng, góp bở ...

Tài liệu được xem nhiều: