Danh mục

Thị trường chứng khoán và những hạt sạn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.24 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người Mỹ luôn tự hào về thị trường chứng khoán của mình, nơi cho phép một lượng lớn người bán và người mua thực hiện hàng triệu giao dịch mỗi ngày, và đem lại hàng tỷ USD vốn cho nền kinh tế. Nhưng nhiều khi, chính họ lại không biết rằng lòng tin đó đang bị lạm dụng! Sự bùng nổ chưa từng thấy trong thị trường chứng khoán cùng với việc được phép đầu tư thoải mái vào cổ phiếu làm gia tăng rất nhanh sự tham gia của công chúng vào thị trường chứng khoán trong suốt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thị trường chứng khoán và những hạt sạn Thị trường chứng khoán và những hạt sạn Người Mỹ luôn tự hào về thị trường chứng khoán của mình, nơi cho phép một lượng lớn người bán và người mua thực hiện hàng triệu giao dịch mỗi ngày, và đem lại hàng tỷ USD vốn cho nền kinh tế. Nhưng nhiều khi, chính họ lại không biết rằng lòng tin đó đang bị lạm dụng! Sự bùng nổ chưa từng thấy trong thị trường chứng khoán cùng với việc được phép đầu tư thoải mái vào cổ phiếu làm gia tăng rất nhanh sự tham gia của công chúng vào thị trường chứng khoán trong suốt những năm 1990 và những năm đầu thế kỷ mới. Khối lượng mua bán hàng năm tại sở Giao dịch chứng khoán New York, hay còn gọi là Hội đồng lớn, tăng vọt từ 11.400 triệu cổ phiếu năm 1980 lên 169.000 triệu cổ phiếu năm 1998. Trong kho ảng từ năm 1989 đến năm 1995, tỷ lệ số hộ gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu, trực tiếp hoặc thông qua trung gian như các quỹ trợ cấp, tăng từ 31% lên tới 41%. Và rồi, chính sự bùng nổ này đã nảy sinh nhiều hạt sạn có thể khiến các nhà đầu tư “gãy răng” nếu không cẩn thận. Lừa phỉnh, gian trá, giấu giếm…, Wall Street đã tạo ra nhiều cơn địa chấn trong làng doanh nghiệp Mỹ. Những sự việc xảy ra liên tục không chỉ làm Wall Street mà cả Washington cũng phải đau đầu. Người ta không thể hiểu một “đế quốc” hùng mạnh trong thế giới thị trường chứng khoán như Wall Street sao lại có lắm chuyện bê bối như vậy… Gian dối trong đầu tư chứng khoán là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Những vụ bê bối gần trong công việc kế toán của các tập đoàn lớn như Enron, Tyco, Worldcom và các công ty khác nữa đã khiến các nhà đầu tư thua lỗ hàng triệu USD. Rất nhiều người đ ã mất hầu như toàn bộ phần tiền d ành d ụm cho an dưỡng tuổi già chỉ vì gian lận trong đầu tư chứng khoán. Những vụ bê bối tại Wall Street đều không đơn thuần các vụ sập tiệm thông thường m à đằng sau nó luôn là những b ê bối đạo đức, trong đó vụ hãng kiểm toán Arthur Andersen (Enron và WorldCom có liên quan) bị cáo buộc cố tình cản trở điều tra liên bang; tổng giám đốc điều hành của ImClone Systems bị cáo buộc mua bán gian trá; hãng truyền hình cáp Adelphia Communications (lớn thứ 6 ở Mỹ) gian lận kế toán; hãng thiết bị văn phòng Xerox đưa thông tin không chính xác về doanh thu nhằm duy trì giá cổ phiếu ổn định; ông trùm Dennis Kozlowski của Dazpro Law firm / www.dazpro.com Page 2 of 8 tập đoàn Tyco trốn thuế; công ty viễn thông WorldCom làm sai lệch kế toán số tiền khổng lồ 3,85 tỷ USD… Vụ việc WorldCom có thể tiêu biểu cho nhiều thứ. Cần nhắc lại, WorldCom đã nợ 2,65 tỷ USD và vào thời điểm trước khi vụ việc đổ bể, tập đoàn này còn đang thương lượng vay 5 tỷ USD. Trong số ngân hàng là nạn nhân của WorldCom, có Ngân hàng Mỹ (Bank of America), J. P. Morgan Chase, Citigroup, FleetBoston Financial, Mellon Financial, Bank One, Wells Fargo…Từ tháng 03/2002, vụ WorldCom bắt đầu gây chú ý khi SEC thực hiện cuộc điều tra tại sao và làm thế nào mà WorldCom cho tổng giám đốc điều hành (cũng là người sáng lập) Bernie Ebbers vay 366 triệu USD, trước khi Ebbers tuyên bố từ chức vào cuối tháng 04/2002 và được hưởng lương hưu 1,5 triệu USD/năm đến suốt đời. Còn đối với tập đo àn viễn thông Qwest, Mỹ cũng phải thừa nhận đã lừa dối các nhà đầu tư về kết quả kinh doanh suốt từ năm 1999 đến nay. Người phát ngôn của Qwest thừa nhận, trong 3 năm qua, hãng đã thông đồng với các công ty kiểm toán làm sai lệch khoảng 1,16 tỷ USD về doanh thu từ việc buôn bán các mặt hàng viễn thông, qua đó tạo ra một giá cổ phiếu ảo trên thị trường chứng khoán. Mặc dù Dick Notebaert, giám đốc điều hành Qwest lại đổ lỗi cho sự yếu kém của thị trường đã đẩy công ty tới cảnh nợ nần nhưng không ai tin vào sự bào chữa trên. Dazpro Law firm / www.dazpro.com Page 3 of 8 Qwest hiện quản lý gần như toàn bộ việc kinh doanh điện thoại (cung cấp máy và dịch vụ thuê bao) tại 14 bang của Mỹ. Một đoàn thanh tra của quốc hội Mỹ đ ã kiểm tra toàn bộ sổ sách của hãng vì nghi ngờ đã xảy ra gian lận tài chính trên thị trường chứng khoán nhằm duy trì giá cổ phiếu. Sau khi thừa nhận đã dối trá các nhà đầu tư, Qwest được uỷ ban Chứng khoán và ngoại hối Mỹ (SEC) cho phép công bố lại kết quả kinh doanh từ 1999 đến nay nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi tại phố Wall. Mặc dù vậy, SEC vẫn quyết định khởi tố vụ kiện cựu giám đốc điều hành của Qwest và sáu cựu lãnh đạo khác vì hành vi lợi dụng lòng tin của các nhà đ ầu tư đ ể báo cáo gian lận 3 tỷ USD doanh thu trong vụ sáp nhập với một công ty viễn thông khác vào năm 2000 nhằm nâng cao giá trị cổ phiếu. SEC đã yêu cầu các nhà lãnh đạo hoàn trả các khoản lợi tức và các quyền lợi phát sinh trong vụ mua bán đó. Vụ việc cho thấy lừa gạt là chuyện xảy ra thường ngày tại phố Wall. Đối phó như thế nào? Trước tình trạng trên, ủy ban Chứng khoán và hối phiếu (SEC), nhà điều tiết chủ yếu các thị trường chứng khoán ở Mỹ, đã phải tự cải tổ mình. Trong thập niên 90, SEC đã tiến hành hàng loạt các hoạt động điều tiết riêng. Nhưng thị trường chứng khoán vẫn không khởi sắc cho thấy cách tổ chức này chưa phù hợp. Dazpro Law firm / www.dazpro.com Page 4 of 8 Một số biện pháp mới đã được áp dụng để bảo vệ các nhà đ ầu tư nhỏ tránh khỏi sự lừa gạt và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho họ nắm được các báo cáo tài chính của các công ty. SEC thực thi hàng loạt quy định để đạt được mục tiêu đó. Các công ty khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác không những phải đệ trình báo cáo tài chính chi tiết ...

Tài liệu được xem nhiều: