Thị trường OTC ở Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: doc
Dung lượng: 66.50 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch lớn, doanh số giao dịch cao, phương thức
thanh toán linh hoạt, thị trường giao dịch qua quầy (Over the Counter Market - OTC) là
một thể chế bậc cao của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường
OTC hiện chưa được hiểu theo đúng ý nghĩa của nó.Vì vậy, bài viết này nhằm trao đổi
một số vấn đề cơ bản về thị trường OTC, từ đó, đưa ra một vài gợi ý nhằm phát triển
thị trường OTC ở Việt Nam....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thị trường OTC ở Việt Nam Thị trường OTC ở Việt Nam. Với số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch lớn, doanh số giao dịch cao, phương thức thanh toán linh hoạt, thị trường giao dịch qua quầy (Over the Counter Market - OTC) là một thể chế bậc cao của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường OTC hiện chưa được hiểu theo đúng ý nghĩa của nó.Vì vậy, bài viết này nhằm trao đổi một số vấn đề cơ bản về thị trường OTC, từ đó, đưa ra một vài gợi ý nhằm phát triển thị trường OTC ở Việt Nam. 1. Hiểu đúng nghĩa thế nào là thị trường OTC Để phát triển thị trường OTC, trước hết cần hiểu đúng bản chất của nó. Có thể nói, khó có một khái niệm chuẩn xác về thị trường OTC. Có người cho rằng, thị trường OTC là thị trường “phi chính thức” hoặc “thị trường phi tập trung”. Quan niệm này xuất phát từ sự so sánh về tính chất giữa thị trường OTC với Sở giao dịch chứng khoán - thị trường chính thức, được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung, công khai, trung gian và đấu giá. Chính với cách hiểu sai lầm này, nhiều người đang hiểu thị trường giao dịch chứng khoán ngoài sàn hiện nay là thị trường OTC, song thực chất, đây chỉ là thị trường “chợ đen” hay chợ “vỉa hè” (Black/Curb/Kerb Markets). Hiện nay, các nhà quản lý đang cố gắng tận dụng lợi thế của từng loại hình thị trường nhằm tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Thị trường tập trung phát triển theo hướng phi tập trung hóa, cho phép các chứng khoán được niêm yết trên nhiều sở giao dịch, áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận kết hợp với phương thức đấu giá trên sàn. Ngược lại, thị trường OTC phát triển theo hướng tận dụng lợi thế của sở giao dịch chứng khoán, thực hiện tập trung hóa hoạt động giao dịch qua trung tâm OTC. Mặt khác, Chính phủ các nước cũng tăng cường quản lý hoạt động của thị trường OTC. Vì vậy, có người gọi thị trường OTC là “thị trường bán tập trung”, hoặc “thị trường bán chính thức”. Những cách gọi như vậy có thể không phản ánh đúng bản chất của thị trường OTC. Một cách để hiểu rõ bản chất của thị trường OTC là xem xét các thành tố và cơ chế vận hành của nó. Thị trường OTC có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường (Market Maker). Các nhà tạo lập thị trường là các tổ chức tài chính được cấp phép, luôn nắm giữ một lượng chứng khoán đủ lớn và sẵn sàng mua, bán nhằm tạo lập thị trường cho chứng khoán đó. Trước hết, các nhà tạo lập thị trường là các nhà kinh doanh chứng khoán. Khi nắm giữ các loại chứng khoán, họ có thể nhận được thu nhập từ chứng khoán (trái tức, cổ tức), từ chênh lệch tăng giá chứng khoán, hoặc nhận được các quyền lợi khác (quyền mua cổ phiếu khi công ty phát hành thêm cổ phiếu, nhận cổ phiếu thưởng từ tổ chức phát hành). Khi tạo lập thị trường cho chứng khoán, các nhà tạo lập thị trường có thể nhận được tiền hoa hồng từ dịch vụ hỗ trợ mua, bán hộ chứng khoán cho khách hàng, hoặc tiền từ chênh lệch tăng giá chứng khoán. Ngoài ra, họ còn có thể được hưởng các quyền lợi khác như khoản miễn giảm thuế và phí giao dịch, quyền được nhận thông tin, quyền lợi từ các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước và Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, các nhà tạo lập thị trường khác với các nhà kinh doanh chứng khoán thông thường. Theo quy định, họ phải luôn nắm giữ một lượng chứng khoán đủ lớn và phải sẵn sàng mua, bán một lượng chứng khoán tối thiểu (1 lô chẵn) theo mức giá đã cam kết khi có yêu cầu. Như vậy, với tư cách là “nhà buôn”, các nhà tạo lập thị trường phải thực hiện hai nghiệp vụ chính; đó là: nghiệp vụ ngân quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả phát sinh, nhu cầu dự phòng thanh toán và nghiệp vụ dự trữ nhằm xác định và duy trì mức dự trữ hợp lý và cần thiết. Nói một cách khác, các nhà tạo lập thị trường thực hiện đồng thời hai chức năng: môi giới và kinh doanh chứng khoán. Để thực hiện các chức năng đó, các nhà tạo lập thị trường phải đáp ứng các yêu cầu về mức vốn pháp định, hệ thống cơ cở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ nhân lực… và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý thị trường và Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán. Các nhà tạo lập thị trường phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm giá chứng khoán, thậm chí, nguy cơ mất trắng do phá sản của tổ chức phát hành. Khi giá chứng khoán lên, họ thường phải là người bán; khi giá chứng khoán giảm, họ thường phải là người mua. Hơn nữa, họ phải có đủ lượng tiền mặt cần thiết để đáp ứng nhu cầu bán chứng khoán của các nhà đầu tư, lượng tiền mặt cao sẽ làm tăng chi phí cơ hội. Để chống lại nguy cơ đó, các nhà tạo lập thị trường phải có quy mô vốn lớn, năng lực quản lý và giám sát tốt, khả năng đa dạng hóa đầu tư cao, quan hệ tốt với công chúng và các nhà đầu tư có tổ chức khác. Thông thường, các nhà tạo lập thị trường phải là các nhà đầu tư có tổ chức, là các tổ chức tài chính trung gian (TCTG). Song không phải tổ chức TCTG nào cũng có thể trở thành nhà tạo lập thị trường. Vấn đề này trước hết phụ thuộc vào mô hình kinh doanh chứng khoán. Có ba mô hình kinh doanh chứng khoán cơ bả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thị trường OTC ở Việt Nam Thị trường OTC ở Việt Nam. Với số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch lớn, doanh số giao dịch cao, phương thức thanh toán linh hoạt, thị trường giao dịch qua quầy (Over the Counter Market - OTC) là một thể chế bậc cao của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường OTC hiện chưa được hiểu theo đúng ý nghĩa của nó.Vì vậy, bài viết này nhằm trao đổi một số vấn đề cơ bản về thị trường OTC, từ đó, đưa ra một vài gợi ý nhằm phát triển thị trường OTC ở Việt Nam. 1. Hiểu đúng nghĩa thế nào là thị trường OTC Để phát triển thị trường OTC, trước hết cần hiểu đúng bản chất của nó. Có thể nói, khó có một khái niệm chuẩn xác về thị trường OTC. Có người cho rằng, thị trường OTC là thị trường “phi chính thức” hoặc “thị trường phi tập trung”. Quan niệm này xuất phát từ sự so sánh về tính chất giữa thị trường OTC với Sở giao dịch chứng khoán - thị trường chính thức, được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung, công khai, trung gian và đấu giá. Chính với cách hiểu sai lầm này, nhiều người đang hiểu thị trường giao dịch chứng khoán ngoài sàn hiện nay là thị trường OTC, song thực chất, đây chỉ là thị trường “chợ đen” hay chợ “vỉa hè” (Black/Curb/Kerb Markets). Hiện nay, các nhà quản lý đang cố gắng tận dụng lợi thế của từng loại hình thị trường nhằm tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Thị trường tập trung phát triển theo hướng phi tập trung hóa, cho phép các chứng khoán được niêm yết trên nhiều sở giao dịch, áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận kết hợp với phương thức đấu giá trên sàn. Ngược lại, thị trường OTC phát triển theo hướng tận dụng lợi thế của sở giao dịch chứng khoán, thực hiện tập trung hóa hoạt động giao dịch qua trung tâm OTC. Mặt khác, Chính phủ các nước cũng tăng cường quản lý hoạt động của thị trường OTC. Vì vậy, có người gọi thị trường OTC là “thị trường bán tập trung”, hoặc “thị trường bán chính thức”. Những cách gọi như vậy có thể không phản ánh đúng bản chất của thị trường OTC. Một cách để hiểu rõ bản chất của thị trường OTC là xem xét các thành tố và cơ chế vận hành của nó. Thị trường OTC có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường (Market Maker). Các nhà tạo lập thị trường là các tổ chức tài chính được cấp phép, luôn nắm giữ một lượng chứng khoán đủ lớn và sẵn sàng mua, bán nhằm tạo lập thị trường cho chứng khoán đó. Trước hết, các nhà tạo lập thị trường là các nhà kinh doanh chứng khoán. Khi nắm giữ các loại chứng khoán, họ có thể nhận được thu nhập từ chứng khoán (trái tức, cổ tức), từ chênh lệch tăng giá chứng khoán, hoặc nhận được các quyền lợi khác (quyền mua cổ phiếu khi công ty phát hành thêm cổ phiếu, nhận cổ phiếu thưởng từ tổ chức phát hành). Khi tạo lập thị trường cho chứng khoán, các nhà tạo lập thị trường có thể nhận được tiền hoa hồng từ dịch vụ hỗ trợ mua, bán hộ chứng khoán cho khách hàng, hoặc tiền từ chênh lệch tăng giá chứng khoán. Ngoài ra, họ còn có thể được hưởng các quyền lợi khác như khoản miễn giảm thuế và phí giao dịch, quyền được nhận thông tin, quyền lợi từ các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước và Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, các nhà tạo lập thị trường khác với các nhà kinh doanh chứng khoán thông thường. Theo quy định, họ phải luôn nắm giữ một lượng chứng khoán đủ lớn và phải sẵn sàng mua, bán một lượng chứng khoán tối thiểu (1 lô chẵn) theo mức giá đã cam kết khi có yêu cầu. Như vậy, với tư cách là “nhà buôn”, các nhà tạo lập thị trường phải thực hiện hai nghiệp vụ chính; đó là: nghiệp vụ ngân quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả phát sinh, nhu cầu dự phòng thanh toán và nghiệp vụ dự trữ nhằm xác định và duy trì mức dự trữ hợp lý và cần thiết. Nói một cách khác, các nhà tạo lập thị trường thực hiện đồng thời hai chức năng: môi giới và kinh doanh chứng khoán. Để thực hiện các chức năng đó, các nhà tạo lập thị trường phải đáp ứng các yêu cầu về mức vốn pháp định, hệ thống cơ cở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ nhân lực… và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý thị trường và Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán. Các nhà tạo lập thị trường phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm giá chứng khoán, thậm chí, nguy cơ mất trắng do phá sản của tổ chức phát hành. Khi giá chứng khoán lên, họ thường phải là người bán; khi giá chứng khoán giảm, họ thường phải là người mua. Hơn nữa, họ phải có đủ lượng tiền mặt cần thiết để đáp ứng nhu cầu bán chứng khoán của các nhà đầu tư, lượng tiền mặt cao sẽ làm tăng chi phí cơ hội. Để chống lại nguy cơ đó, các nhà tạo lập thị trường phải có quy mô vốn lớn, năng lực quản lý và giám sát tốt, khả năng đa dạng hóa đầu tư cao, quan hệ tốt với công chúng và các nhà đầu tư có tổ chức khác. Thông thường, các nhà tạo lập thị trường phải là các nhà đầu tư có tổ chức, là các tổ chức tài chính trung gian (TCTG). Song không phải tổ chức TCTG nào cũng có thể trở thành nhà tạo lập thị trường. Vấn đề này trước hết phụ thuộc vào mô hình kinh doanh chứng khoán. Có ba mô hình kinh doanh chứng khoán cơ bả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thị trừơng OTC thị trường chứng khoán đầu tư chứng khoán sàn chứng khoánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
293 trang 302 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 301 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 287 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 250 0 0 -
9 trang 240 0 0
-
Luật chứng khoán Nghị định số 114/2008/NĐ - CP
10 trang 227 0 0