Danh mục

Thích ứng chương trình giáo dục hành vi cho cha mẹ phù hợp với ông bà: Những bằng chứng lý luận

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 462.54 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết này nhằm điểm luận các chương trình can thiệp huấn luyện hành vi làm cha mẹ tích cực (Triple P), qua đó làm rõ về cấu trúc chương trình giáo dục, tính hiệu quả của các chương trình giáo dục cha mẹ. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thích ứng chương trình giáo dục hành vi cho cha mẹ phù hợp với ông bà: Những bằng chứng lý luận 366 THÍCH ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÀNH VI CHO CHA MẸ PHÙ HỢP VỚI ÔNG BÀ: NHỮNG BẰNG CHỨNG LÝ LUẬN PGS.TS.Trần Thành Nam1 ThS.Trần Thị Hải Yến2 Tóm tắt: Các chương trình giáo dục hành vi làm cha mẹ đã được chứng minh về tính hiệu quả trong việc can thiệp cho trẻ có các vấn đề hành vi. Tuy vậy tại nhiều quốc gia, người dành nhiều thời gian để tương tác với trẻ lại là ông bà chứ không phải cha mẹ. Mục tiêu của bài viết này nhằm điểm luận các chương trình can thiệp huấn luyện hành vi làm cha mẹ tích cực (Triple P), qua đó làm rõ về cấu trúc chương trình giáo dục, tính hiệu quả của các chương trình giáo dục cha mẹ, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình giáo dục làm cha mẹ, những điều chỉnh của chương trình để thích ứng khi tập huấn cho ông bà, hiệu quả của phiên bản thích ứng về các chương trình giáo dục hành vi cho ông bà. Kết quả điểm luận sẽ giúp khái quát và đề xuất khung chương trình giáo dục hành vi dành cho ông bà phù hợp với bối cảnh văn hoá Việt Nam và là tiền đề cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo. Từ khóa: chương trình làm cha mẹ tích cực (Triple P), chương trình giáo dục hành vi dành cho ông bà, thích ứng.1. Đặt vấn đề Triple P là một chương trình giáo dục hành vi làm cha mẹ tích cực đã đượcchứng minh về tính hiệu quả trong các nền văn hoá phương Tây như tại Anh (Eboni1 Trưởng khoa Các Khoa học Giáo dục; Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: tranthanhnam@gmail.com; Điện thoại: 0912013831.2 Học viện Quản lý Giáo dục.THÍCH ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÀNH VI CHO CHA MẸ PHÙ HỢP VỚI ÔNG BÀ... 367Baugh, 2014), (Lindsay & Strand, 2013) và Phương Đông như Hồng Kông (Leung& cộng sự, 2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ ra tính hiệu quả của cácchương trình, chưa làm rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến tính hiệu quả đó. Những người phát triển chương trình làm cha mẹ tích cực đã ý thức được thờigian ông bà dành cho trẻ, vai trò của ông bà trong việc giáo dục hành vi cho trẻnên Triple P cũng có phiên bản dành cho ông bà (Kirby & Sanders, 2012). Các tácgiả này cho rằng mở rộng các chương trình nuôi dạy con cái bao gồm các thànhviên gia đình, chẳng hạn như ông bà tham gia vào việc chăm sóc trẻ em có thể tăngcường các nỗ lực để ngăn ngừa và giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tâm thần và hànhvi ở trẻ em. Tuy nhiên, chưa có chương trình nào được thích ứng dành cho ông bànhư những người chăm sóc chính, chưa có chương trình nào được thích ứng đểhướng dẫn ông bà cách tương tác với trẻ có vấn đề hành vi. Hiệu quả lâu dài củacác chương trình dành cho ông bà trước đây cũng cần được nghiên cứu thêm. Dođó, nếu tính đến sự khác nhau về văn hóa, sự khác nhau trong vai trò người giáodục trẻ, quan tâm đến trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần và hành vi, từ đó định hướngcác cách triển khai nội dung chương trình phù hợp hơn với người thực hiện thì hiệuquả có thể sẽ được nâng cao. Ở Việt Nam, chương trình tập huấn hành vi dành cho cha mẹ đã được nghiêncứu bởi một số tác giả như Trần Thành Nam & Bahr Weiss (2015), Nguyễn ThịDiệu Anh (2017), Bộ môn Tâm lý học ứng dụng – Trường Đại học Hoa Sen –Thành phố Hồ Chí Minh (2017). Các tác giả này đều chỉ ra rằng cha mẹ, ông bàViệt thể hiện thái độ sẵn sàng chấp nhận và tham gia chương trình làm cha mẹ tíchcực. Mặt khác, ông bà có vai trò vô cùng lớn đối với việc chăm sóc và nuôi dạy trẻtrong các gia đình ở Việt Nam. Văn hóa gia đình đa thế hệ, ông bà sống chung cùngcon cháu tạo điều kiện cho ông bà dành nhiều thời gian cho cháu hơn cha mẹ. Tạimột số gia đình, cha mẹ trẻ đi làm xa, để con cho ông bà nuôi là một hiện tượngphổ biến. Trong tình huống ấy, ông bà có vai trò là người chăm sóc chính với trẻ.Việc xây dựng và thực hiện một chương trình giáo dục hành vi được hiệu chỉnh đểphù hợp với đối tượng ông bà là cần thiết. Với các lý do trên, tôi quyết định lựa chọn Triple P làm cơ sở thích ứng chươngtrình tập huấn hành vi dành cho ông bà ở Việt Nam.2. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu điểm luận này, chúng tôi đã sử dụng cơ sở dữ liệu vàcông cụ tìm kiếm của PsycINFO, PsyARTICLES, đề tìm các nghiên cứu có liênquan bằng thuật ngữ “Triple P” hoặc “Positive Parenting Program”. Các kết quảthu được sẽ được phân loại và điểm luận theo các nhóm vấn đề (i) bằng chứng về KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 368 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALLtính hiệu quả của chương trình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: