Danh mục

Thích ứng của giáo viên mầm non mới vào nghề tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương biểu hiện qua khía cạnh thái độ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 328.45 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập đến sự thích ứng của giáo viên mầm non (GVMN) mới vào nghề tại thành phố Thủ Dầu Một biểu hiện qua khía cạnh thái độ đối với hoạt động dạy học. Khách thể nghiên cứu gồm 100 giáo viên mầm non. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thích ứng khác nhau ở những hành động dạy học khác nhau cũng như trong từng biểu hiện của hành động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thích ứng của giáo viên mầm non mới vào nghề tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương biểu hiện qua khía cạnh thái độ THÍCH ỨNG CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON MỚI VÀO NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG BIỂU HIỆN QUA KHÍA CẠNH THÁI ĐỘ Huỳnh Thanh Trúc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh VânTÓM TẮTBài viết này đề cập đến sự thích ứng của giáo viên mầm non (GVMN) mới vào nghề tạithành phố Thủ Dầu Một biểu hiện qua khía cạnh thái độ đối với hoạt động dạy học. Kháchthể nghiên cứu gồm 100 giáo viên mầm non. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụngtrong nghiên cứu này là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấymức độ thích ứng khác nhau ở những hành động dạy học khác nhau cũng như trong từngbiểu hiện của hành động. Mức độ thích ứng đối với ba hành động dạy (Chuẩn bị; tổ chức,điều khiển; kiểm tra, đánh giá) không cao, trong đó hành động kiểm tra, đánh giá có mứcthích ứng cao hơn hai hành động còn lại.Từ khóa: thích ứng, thái độ, giáo viên mầm non.1 ĐẶT VẤN ĐỀKhi có sự thích ứng trong công việc, con người sẽ có sự say mê phấn khởi, sẽ đặt tâm trí vàsức lực của mình vào hoạt động. Thích ứng có thể hiểu như sự thích nghi và ứng xử, vớinghề nhà giáo, người dạy luôn phải tự xoay mình để thích nghi trong môi trường nghềnghiệp của họ rồi tìm ra những phương pháp ứng xử để phù hợp cho công tác giảng dạy,đưa được kiến thức tới người học. Một nghề được gọi với cái tên GVMN, cái nghề làm dâutrăm họ, nghề làm mẹ cả trăm con, đòi hỏi những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng sưphạm, phẩm chất đạo đức, sự nhiệt huyết tận tâm với nghề. GVMN, nhất là khi mới vàonghề, cảm thấy áp lực khi đối diện với một thế hệ mầm non như những trang giấy trắng vớinhững cử chỉ, hành vi đều mang theo sự hồn nhiên vô tư và cả sự bướng bỉnh, khóc la; vấtvả xử lý tình trạng ăn uống khó khăn của trẻ, khó xử trong những tình huống giữa các trẻ vớinhau, áp lực khi giao tiếp với phụ huynh… Abe Arkoff (1968) chỉ ra rằng: “Sự thích ứng nóichung của con người gồm các chỉ số: hạnh phúc, hài lòng, lòng tự trọng, sự phát triển cánhân, sự hội nhập cá nhân, khả năng tiếp xúc với môi trường, hiệu quả hoạt động trong môitrường; sự độc lập với môi trường”. Một khi thái độ bị tác động theo chiều hướng tiêu cực thìkéo theo nhiều hệ lụy. Xinyin Chen (2000) “Sự thất vọng tác động âm tính tới các kết quảhọc tập và tác động dương tính tới việc tăng các khó khăn thích ứng”. Có thể thấy thái độgóp một phần quan trọng trong hoạt động nói chung và hoạt động nghề nghiệp nói riêng,cũng là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng dạy và học.26902 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐể tìm hiểu về thích ứng của giáo viên mầm non mới vào nghề biểu hiện qua khía cạnh tháiđộ, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nhưng phương pháp chính là phương pháp điềutra bằng bảng hỏi. Khánh thể nghiên cứu gồm 100 giáo viên tại các trường mầm non trên địabàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Câu hỏi nghiên cứu gồm: Khi mới vào nghềvà cho đến nay, Thầy/Cô có sự thay đổi thái độ với hoạt động dạy không? Thái độ củaThầy/Cô đối với từng hành động cụ thể như chuẩn bị cho hoạt động dạy học/tổ chức và điềukhiển hoạt động dạy học trên lớp/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trẻ?Đánh giá sự thích ứng ở 5 mức độ: Mức độ thích ứng rất thấp: 1≤ĐTB≤1,80; Mức độ thíchứng thấp: 1,81≤ĐTB≤2,60; Mức độ thích ứng trung bình: 2,61≤ĐTB≤3,40; Mức độ thích ứngcao: 3,41≤ĐTB≤4,20; Mức độ thích ứng rất cao: 4,21≤ĐTB≤5,00.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CÚUNghiên cứu sự thay đổi thái độ với từng hành động dạy học cụ thể: Chuẩn bị cho hoạt độngdạy học; Tổ chức - điều khiển hoạt động ở lớp; Kiểm tra- đánh giá kết quả học tập để làmsáng tỏ về mức độ thích ứng biểu hiện qua khía cạnh thái độ, chúng tôi khảo sát và xử lý sốliệu từ 100 phiếu điều tra, kết quả thể hiện ở Bảng 3.1, 3.2 và 3.3.Thích ứng biểu hiện ở sự thay đổi thái độ khi thực hiện hành động chuẩn bị.Kết quả Bảng 3.1 cho thấy trong khâu chuẩn bị cho hoạt động dạy, sự thay đổi thái độ củaGV cho thấy mức thích ứng thấp (ĐTB=2,42; ĐLC=1.172). Điểm trung bình cao nhất thuộcvề nội dung “Hứng thú, tìm tòi nghiên cứu tài liệu, các sách giáo khoa liên quan về kỹ năngsư phạm, giảng dạy, lĩnh hội các kiến thức chuyên ngành mầm non”, được GV lựa chọnnhiều nhất với ĐTB=2,54. Xếp hạng hai là “Hài lòng khi tiến hành xây kế hoạch giảng dạy vàtổ chức các trò chơi, theo năm, tháng và các buổi dạy, phù hợp tiêu chuẩn được đề ra” vớiĐTB=2,45. Những vị trí tiếp theo lần lượt là “Thích thú khi lên kế hoạch và thực hiện côngtác nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc trẻ” có ĐTB=2,44 và “Say mê việc tự làm đồ dùng họctập, đồ chơi, sưu tầm học cụ cho trẻ để sử dụng cho các bài giảng mang tính trực quan” cóĐTB=2,39. Cuối cùng, thay đổi thái độ ở mức thấp nhất thuộc về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: