Danh mục

Thiên nhiên trong truyện Kiều của Nguyễn Du nhìn từ cảm quan văn hóa người Việt

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 746.80 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khảo sát Truyện Kiều, chúng tôi thấy có một tinh thần Việt thấm đẫm trong những trang viết, đặc biệt là những câu viết về thiên nhiên. Ở đó, thiên nhiên được nhìn nhận trong cảm quan văn hóa Việt với những màu sắc dân tộc và đường nét uyển chuyển mềm mại, đặc biệt là cảm quan tính giao vũ trụ và tín ngưỡng thường nhật chi phối cách nhìn nhận thế giới tự nhiên của Nguyễn Du.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiên nhiên trong truyện Kiều của Nguyễn Du nhìn từ cảm quan văn hóa người ViệtTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU NHÌN TỪ CẢM QUAN VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT NGUYỄN QUỐC KHA Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: nguyenkha259@gmail.com Tóm tắt: Có nhiều con đường để giải mã tác phẩm văn học, trong đó có cách giải mã từ góc nhìn văn hóa. Tìm hiểu cảm thức thiên nhiên của một dân tộc cũng là một cách tìm hiểu văn hóa của dân tộc đó vì mỗi dân tộc có những cách ứng xử văn hóa khác nhau đối với thiên nhiên. Khảo sát Truyện Kiều, chúng tôi thấy có một tinh thần Việt thấm đẫm trong những trang viết, đặc biệt là những câu viết về thiên nhiên. Ở đó, thiên nhiên được nhìn nhận trong cảm quan văn hóa Việt với những màu sắc dân tộc và đường nét uyển chuyển mềm mại, đặc biệt là cảm quan tính giao vũ trụ và tín ngưỡng thường nhật chi phối cách nhìn nhận thế giới tự nhiên của Nguyễn Du. Có thể nói ẩn sâu dưới cảm thức thiên nhiên của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là những vỉa tầng văn hóa Việt. Tìm hiểu cảm thức thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một cách khám phá văn hóa Việt thú vị. Từ khóa: Thiên nhiên, Truyện Kiều, văn hóa.1. MỞ ĐẦU Thiên nhiên tồn tại xung quanh con người. Tuy nhiên, mỗi cá thể, mỗi cộng đồng, dântộc sẽ tùy theo thời đại, vùng địa lý và cá tính mà cảm nhận về thiên nhiên khác nhau. Với đặctrưng văn hóa gốc nông nghiệp, người phương Đông (trong đó có cộng đồng người Việt) đãbiết dựa vào tự nhiên để tồn tại. Các nền văn minh nhân loại như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,Trung Hoa đều khởi phát từ các con sông lớn như sông Nil, sông Ấn, Sông Hằng, sông HoàngHà... Nguồn gốc văn hóa nông nghiệp đã dạy con người cách sống hài hòa với thiên nhiên đểcó thể tồn tại và phát triển. Chính thế mà trong tâm thức mỗi con người phương Đông đều thấymình là một phần không thể thiếu của thiên nhiên thanh sạch, thuần khiết. Điều này ánh xạ vàotôn giáo, triết học rồi đi vào văn chương. Đứng trong nguồn mạch chung đó, thiên nhiên trởthành mạch ngầm tươi mát xuyên suốt dòng văn học người Việt từ bao đời. Tìm hiểu cảm thức thiên nhiên của một dân tộc cũng là một cách tìm hiểu văn hóa. Códân tộc coi thiên nhiên là một thế giới khách quan, một đối tượng để khai thác nguồn lợi và đểchinh phục; có dân tộc lại coi thiên nhiên là “tạo vật của Thượng đế” trong một thế đối trọngvới con người; Cũng có dân tộc coi thiên nhiên chính là bản thân “tạo hóa” (zoka), là sáng tạovà chuyển hóa liên tục; lại có dân tộc coi thiên nhiên và con người là đồng nhất thể.Từ đó, cóthể nhận thức rằng ẩn sâu dưới cảm thức thiên nhiên của mỗi dân tộc là những vỉa tầng văn hóa.Tìm hiểu cảm thức về thiên nhiên là một cách giao cảm với người khác và giao cảm với chínhthiên nhiên. Truyện Kiều từ lâu đã được coi là thiên tuyệt bút của văn học Việt Nam. Đắm mình trongvăn hóa dân tộc, Nguyễn Du đã tiếp cận thiên nhiên từ cảm quan văn hóa người Việt, để từ mộtKim Vân Kiều truyện của nước ngoài trở thành một Truyện Kiều mang hồn cốt dân tộc Việt. Cóthể nói, có một tâm thức dân tộc Việt chảy trong những câu Kiều viết về thiên nhiên.2. NỘI DUNG2. 1. Thiên nhiên trong Truyện Kiều- Từ sắc màu phương Đông đến sắc màu dân tộc Quan niệm về màu sắc của người phương Đông là một vấn đề khá phức tạp, bởi nó cóliên quan đến rất nhiều vấn đề như quan niệm Triết học, Đạo giáo và Thuật Phong thủy. Những 26HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019quan niệm về màu sắc ở phương Đông ngoài thuyết ngũ hành, ngũ sắc còn nhiều quan niệmgắn liền với Đạo giáo, với phương pháp tu tâm dưỡng tính, với Thiền… Màu sắc phương Đôngthường xoay quanh các hệ màu: Màu sắc ngũ hành, hệ sáu màu chính, hệ bảy sắc cầu vồng. Hệngũ hành ngũ sắc: Kim tương ứng với Trắng, Mộc tương ứng với Xanh, Thủy tương ứng vớiĐen, Hỏa tương ứng với Đỏ, Thổ tương ứng với Vàng. Hệ sáu màu: Trắng, đỏ, vàng, xanh lục, xanh và đen. Hệ sáu màu khởi đầu từ Trắng chỉvề Dương cho đến cuối cùng của hệ màu này là màu Đen chỉ về Âm. Nếu trộn lẫn sáu màu nàythì tượng trưng cho vũ trụ vạn vật. Các nhà tu Đạo cho rằng màu Trắng tượng trưng cho bề mặtphiến đá, màu Đen chỉ cõi thâm u của vũ trụ. Đây là cặp màu tựng trưng cho sự mâu thuẫn,xung hợp; không có Đen thì không thấy Trắng và ngược lại. Nói một cách sâu xa hơn thì nó làhình tượng của cặp màu Đen - Trắng như màu của thái cực, lưỡng nghi, Trắng sinh Đen, Đenchuyển thành Trắng, Âm sinh Dương và ngược lại. Còn hệ bảy màu tượng trưng cho bảy sắccầu vồng. ...

Tài liệu được xem nhiều: