Danh mục

Thiền Phật giáo - con đường đánh thức và xây dựng nội lực cho người làm công tác xã hội

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 424.76 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thiền Phật giáo - con đường đánh thức và xây dựng nội lực cho người làm công tác xã hội tập trung xoay quanh các khái niệm cơ bản liên quan đến Thiền Phật giáo, những khó khăn mà người làm CTXH phải đối mặt và sự cần thiết thực tập Thiền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiền Phật giáo - con đường đánh thức và xây dựng nội lực cho người làm công tác xã hội THIỀN PHẬT GIÁO - CON ĐƯỜNG ĐÁNH THỨC VÀ XÂY DỰNG NỘI LỰC CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC XÃ HỘI NCS. TẠ THỊ MINH PHƯƠNG1* Tóm tắt: Khái niệm tự chăm sóc (self-care) đã trở nên quen thuộc với những gì liênquan đến công tác xã hội (social-work) (CTXH). Đó cũng chính là tư tưởng “tự độ” nghĩalà tự mình thực tập để chuyển hóa những khổ đau hiện có, có như vậy tự thân mới mongđầy đủ sức mạnh để “độ tha”- cứu giúp cuộc đời. Khác với Từ thiện, những người làmCTXH đòi hỏi nhiều kiến thức, công phu và thời gian, nói cách khác nhân viên công tác xãhội chuyên nghiệp cần được đào tạo chuyên môn về CTXH. Quá trình từ đào tạo cho đếnthực hiện CTXH đòi hỏi người tham gia phải trang bị cho bản thân sức mạnh nội lực. Sứcmạnh đó vốn hiện hữu trong mỗi người và có lẽ con đường nhận diện và đánh thức nội lựchẳn là thiền định. Từ khóa: Công tác xã hội, Thiền định, Tự chăm sóc, Nội lực. Đặt vấn đề Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng trở nên văn minhhơn. Thế nhưng, trong quá trình vận động và phát triển đó đã nảy sinh những mặttrái đang nổi lên hàng ngày ở cấp độ quốc gia và toàn cầu như: suy thoái đạo đức,bạo lực, thảm họa thiên tai ngày một gia tăng; và nhiều vấn đề phức tạp khác như:trí tuệ nhân tạo, chất độc sinh học… Xã hội cần sự quan tâm, chung sức để đối mặtvà giải quyết các vấn nạn đang hiện hành trong xã hội. Do đó, các hoạt động côngtác xã hội (CTXH), các khóa học đào tạo về CTXH đã sớm khởi lên khắp nơi và trởthành xu hướng của thế giới. Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW) đãxem CTXH là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăngcường, khôi phục và tạo những điều kiện thích hợp để thực hiện các chức năng xãhội của họ.* Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm, Huế.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 825 Williams, Richardson, Moore, Gambrel và Keeling (2010) nêu rõ các hiệp hộichuyên nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc tự chăm sóc và quy định các quy tắcđạo đức (tr. 321) dành riêng cho các nhân viên CTXH. bao gồm các yếu tố như sau11: (a) Nhân viên xã hội không được phép có các vấn đề riêng tư cá nhân, tâm lýphiền muộn, các vấn đề pháp lý, lạm dụng chất gây nghiện hay những vấn đề thầnkinh khi tham gia đánh giá chuyên môn và hiệu quả làm việc, hoặc gây nguy hiểmcho lợi ích tốt nhất của những người mà họ có trách nhiệm nghề nghiệp. (b) Nhân viên xã hội có các vấn đề như đã nêu ở trên nên ngay lập tức tìm kiếmtư vấn và có biện pháp khắc phục phù hợp bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ chuyênnghiệp, điều chỉnh khối lượng công việc, chấm dứt thực hành hoặc thực hiện bất kỳbước nào khác cần thiết để bảo vệ những người khác (NASW, 2008). Quan điểm của NASW là đề cao khả năng tự chăm sóc bản thân của các nhàlàm CTXH, tuy nhiên trong các quy tắc này không đề cập đến một phương phápchìa khóa để khắc phục các vấn đề đã đưa ra mà một người làm CTXH vẫn có thểgặp phải. Các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các nhà tâm lý trị liệuđã tìm ra giải pháp thích hợp để giảm căng thẳng, âu lo và cải thiện sức khỏe conngười đó chính là Thiền Định. Phương pháp nghiên cứu Với mục đích tìm câu trả lời cho các vấn đề liên quan đến CTXH và vai trò củaThiền Phật Giáo đối với người làm CTXH, một sự kết hợp phương pháp nghiêncứu phân tích và tổng hợp lý thuyết được sử dụng nhằm tổng hợp các công trìnhnghiên cứu có liên quan, so sánh đối chiếu các nghiên cứu trong và ngoài nước,xem xét các điểm mạnh và những hạn chế của các nghiên cứu trước đó. Đồng thời,đưa ra lý do cho nghiên cứu này được tiến hành trên cơ sở khung lý thuyết thamchiếu. Cụ thể, phân tích, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp có giá trị đối với nghiêncứu như là: Social Work and Social Welfare của Shuttlesworth và các đồng nghiệp(2015), Mindfulness Meditation as a Self-Care Practice in Social Work của nhóm cáctác giả Kelly, Aneesha and Okolo, Ifeoma (2016); việc phân tích cách sử dụng kháiniệm của mỗi tác giả mang lại những giá trị riêng biệt tùy thuộc cách mà tác giả đóđịnh nghĩa. Ngoài ra, phương pháp mô hình hóa được sử dụng (xem H.1, trang 7), đây làmột phương pháp nghiên cứu khoa học để nghiên cứu các đối tượng, các quá trình1 Williams, I. D., Richardson, T. A., Moore, D. D., Gambrel, L. E., & Keeling, M. L. (2010). Perspectives on self- care. Journal of Creativity in Mental Health, 5(3), 321-338.826 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...bằng cách xây dựng mô hình, sơ đồ của chúng. Quá trình xây dựng và hoàn thànhmô hình vẫn đảm bảo các tính chất cơ bản được trích ra từ đối tượng nghiên cứuvà nhờ đó dựa vào mô hình này có thể nghiên cứu đối tượ ...

Tài liệu được xem nhiều: