Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Thiền Vipassanā: Bốn nền tảng chánh niệm (Phân tích Kinh tứ niệm xứ): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Quán pháp 1: Giải phóng tâm khỏi các trói buộc; Quán pháp 2: Năm uẩn, sáu giác quan và sáu đối tượng; Quán pháp 3: Bảy yếu tố giác ngộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiền Vipassanā: Bốn nền tảng chánh niệm (Phân tích Kinh tứ niệm xứ): Phần 2 95 CHƯƠNG V QUÁN PHÁP 1: GIẢI PHÓNGTÂM KHỎI CÁCTRÓIBUỘC(*)1. KHÁI QUÁT TỨ NIỆM XỨ VÀ QUÁN NIỆM HƠI THỞ Trong kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đạiniệm xứ thuộc kinh Trường bộ, đức Phật đề cập đến bốn đốitượng quán niệm bao gồm: Quán thân thể để làm chủ thân,quán cảm xúc để làm chủ cảm xúc, quán tâm để làm chủ tâmvà quán pháp để làm chủ mọi ý niệm. Về quán thân, người tu thiền cần lưu ý: Thân là một tổhợp được hình thành bởi đất, nước, lửa, gió và các yếu tốkhác. Thân thể không phải là Thượng đế nên ta không trởthành kẻ nô lệ của nó. Thân thể cũng không phải là nguồngốc của tội lỗi do vậy không nên đì đọt nó. Giữ gìn thân thể *. Trần Ngọc Lụaphiên tả, Sadi Ngộ Trí Viên và Diệu Kim hiệu chỉnh phiêntả từ bài giảng tại Đạo tràng Bát Nhã, Hoa Kỳ, ngày 23-06-2017.96 • THIỀN VIPASSANĀ- BỐN NỀN TẢNG CHÁNH NIỆMnhư là một công cụ trung thành nhằm giúp ta thực tập Phậtpháp, làm những việc nghĩa, việc thiện mang lại lợi ích chomình và nhân sinh. Về quán cảm xúc, đức Phật phân ra ba nhóm cảm xúc:Hạnh phúc, khổ đau và trung tính. Thông thường, đối vớicon người, sự vật, sự việc, tình huống, dẫn đến sự hài lòng thìphản ứng cảm xúc của chúng ta là hân hoan, ưa thích, hạnhphúc dẫn đến thái độ vướng mắc. Đối với con người, sự vật,sự việc, tình huống không ưa thích, không như ý, không hàilòng thì dẫn đến phản ứng sân giận, khó chịu, căng thẳng, mệtmỏi. Đối với tình huống tâm chúng ta chưa xác lập được là thíchthú hay là khổ đau thì chúng ta rơi vào phản ứng trung tính. Thấy rõ ba phản ứng cảm xúc đó nhấn chìm con ngườivào khổ đau, đức Phật khuyên chúng ta làm chủ các phảnứng cảm xúc để khi thấy, nghe, ngửi, biết chỉ đơn thuần là sựthấy, sự nghe, sự ngửi, sự biết. Không can thiệp ý thức chủquan của mình vào, do đó chúng ta nhìn thấy sự vật đúng vớibản chất của chúng đang là. Về quán tâm, đức Phật chia làm hai nhóm: các đặc điểmtích cực của tâm và các tố chất tiêu cực của tâm. Tâm thiệnđối lập với tâm ác, tâm chánh đối lập với tâm tà, tâm thánhđối lập với tâm phàm, tâm từ bi đối lập với tâm giận dữ, tâmhoan hỷ đối lập với tâm cau có, tâm buông xả đối lập với tâmvướng mắc, tâm sáng suốt đối lập với tâm si mê. Nhận thức rõ dòng chảy và phản ứng của tâm để chúng talặng lẽ vượt qua những yếu tố tiêu cực đang khống chế tâm,đồng thời khơi mở và tạo điều kiện cho những phẩm chấttâm cao thượng được phát triển. QUÁN PHÁP 1: GIẢI PHÓNG TÂM KHỎI CÁC TRÓI BUỘC • 97 Về quán pháp, có hai nhóm. Nhóm pháp thứ nhất lànhững trói buộc của tâm gồm tham ái, sân hận, trạo – hối,hôn – thùy và hoài nghi, cũng như năm nhóm tâm vật lý(thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức), sáu giácquan và sáu đối tượng giác quan gồm mắt với hình thái, lỗtai với âm thanh, lỗ mũi với mùi, cái lưỡi với các vị, thân thểvà vật xúc chạm, tâm và đối tượng nhận thức. Nhóm thứ hailà chân lý Phật gồm bát chính đạo, bảy yếu tố giác ngộ giúpchúng ta giải phóng các chấp dính những ý niệm trong tâm. *** Trong bài này, trước khi nói đến năm trói buộc tâm, tôinói khái quát về cách quán niệm hơi thở. Trong phần nàytôi nhấn mạnh đến kỹ năng được Phật dạy trong kinh, nhằmgiúp cho người thực tập giải phóng được các trói buộc củatâm. Trong Phật giáo Nguyên thủy dựa vào kinh tạng Pāli,tiến trình tu tập thường dựa vào hai khái niệm: thứ nhất làgiải thoát tâm và thứ hai là tuệ giải thoát. Giải thoát tâm làgiải phóng các trói buộc bám víu vào tâm. Để được giải thoát,chúng ta phải sống với, hành xử với tư duy, lời nói, việc làmphù hợp với trí tuệ, được gọi là tuệ giải thoát, tức giải thoátnhờ vào trí tuệ. Khi thực tập thiền, ta theo dõi hơi thở ra và vào, hơi thởdài và ngắn. Mỗi động tác hơi thở ra vào đó, ta cảm nhậnđược sự phình và xẹp ở vị trí hơi thở đi qua. Hơi thở vào ởnhững vị trí mà luồng không khí đi ngang qua thì phình lên,hơi thở ra thì nơi đó xẹp xuống. Theo dõi hơi thở ra, ý thức hơi thở ra; theo dõi hơi thở98 • THIỀN VIPASSANĀ- BỐN NỀN TẢNG CHÁNH NIỆMvào ý thức hơi thở vào; theo dõi hơi thở ngắn, ý thức hơi thởngắn; theo dõi hơi thở dài, ý thức hơi thở dài. Cùng với hơi thở dài ngắn đi ra chúng ta liên tưởng rằng,tất cả nỗi đau, phiền muộn, sầu, bi, ưu, khổ, căng thẳng, mệtmỏi, đờ đẫn, tiêu cực và tâm lý xấu xa đang bị tống khứ rakhỏi cơ thể và sự sống của chúng ta. Cùng với hơi thở đi vào bên trong cơ thể, chúng ta liêntưởng niềm vui, nụ cười, hạnh phúc, an lạc, tự tại thoải mái,thảnh thơi đang đi vào trong cuộc sống và mang lại các giátrị hạnh phúc cho mình. Từ đó ta góp phần tạo ra các giá trịhạnh phúc cho người và cho cuộc đời. Cứ một chu kỳ hơi thở ra và vào, người thực tập ghi nhậnlà một, sau đó hai, ba, cho đến con số 18 rồi đếm ngược lạibắt đầu từ 18, 17, ...