Danh mục

Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh các tỉnh miền núi Tây Bắc thông qua dạy học dự án trong môn Hóa học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thiết kế bộ công cụ để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một vấn đề quan trọng, góp phần xác định được các biện pháp cụ thể trong dạy học ở trường phổ thông để hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh, đặc biệt là với giáo dục miền núi. Bài báo nghiên cứu xây dựng bộ công cụ để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh các tỉnh miền núi Tây Bắc thông qua dạy học dự án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh các tỉnh miền núi Tây Bắc thông qua dạy học dự án trong môn Hóa học VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 47-53 THIẾT KẾ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH CÁC TỈNH MIỀN NÚI TÂY BẮC THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG MÔN HÓA HỌC Nguyễn Ngọc Duy - Trường Đại học Tây Bắc Ngày nhận bài: 25/09/2018; ngày sửa chữa: 23/10/2018; ngày duyệt đăng: 25/10/2018. Abstract: Designing a toolkit for solving problem and creativity capacity assessment plays an important role, helps to identify specific measures in teaching at high schools to form and develop problem-solving and creativity capacity for students, especially for education in mountainous area. This paper focuses on designing a toolkit for problem-solving and creativity capacity assessment of students in Northwestern mountainous provinces through using project based learning. Keywords: Capacity, solving problem and creativity capacity, toolkit, assessment, student, Northwest, project based learning. 1. Mở đầu Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực người học. Do vậy, để đánh giá năng lực nói chung và năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (NLGQVĐ&ST) của học sinh (HS) nói riêng, giáo viên (GV) cần phải thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá theo định hướng này. Để thiết kế bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ&ST của HS cần dựa vào khái niệm, các biểu hiện của NLGQVĐ&ST, các tiêu chuẩn, tiêu chí và các mức độ thể hiện NLGQVĐ&ST của HS trong học tập. Bộ công cụ đánh giá năng lực cần thể hiện sự đa dạng, phong phú gắn với đặc thù môn Hóa học và đặc điểm của giáo dục trung học phổ thông (THPT) các tỉnh miền núi Tây Bắc. Bài viết nghiên cứu xây dựng bộ công cụ để đánh giá NLGQVĐ&ST cho HS các tỉnh miền núi Tây Bắc thông qua dạy học dự án (DHDA). 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Dựa trên nhiều nghiên cứu, có thể thấy, giải quyết vấn đề (GQVĐ) là quá trình tư duy phức tạp, bao gồm sự hiểu biết, đưa ra luận điểm, suy luận, đánh giá, giao tiếp,... để đưa ra một hoặc nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức của vấn đề. Trong quá trình GQVĐ, chủ thể thường phải trải qua hai giai đoạn cơ bản: khám phá vấn đề và tổ chức nguồn lực của chính mình (tìm hiểu vấn đề; tìm hướng đi, thủ pháp, tiến trình,... để dần tiến tới một giải pháp cho vấn đề); thực hiện giải pháp (giải quyết các vấn đề nhỏ hơn ở từng lĩnh vực/nội dung cụ thể; chuyển đổi ý nghĩa của kết quả thu được về bối cảnh thực tiễn) và đánh giá giải pháp vừa thực hiện, hoặc tìm kiếm giải pháp khác. Qua đó, năng lực GQVĐ thể hiện khả năng của cá nhân (khi làm việc một mình hoặc làm việc cùng một nhóm) để tư duy, suy nghĩ về tình huống vấn đề và tìm kiếm, thực hiện giải pháp cho vấn đề đó. 47 Cho tới nay, khái niệm năng lực và NLGQVĐ&ST có nhiều định nghĩa khác nhau phản ánh các khía cạnh khác nhau của khái niệm này. Tuy nhiên, theo khái niệm năng lực được nêu ra trong tài liệu [1; tr 44], chúng tôi quan niệm NLGQVĐ&ST là: “Khả năng cá nhân tư duy một cách độc lập, sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống, những vấn đề học tập và thực tiễn mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường, đồng thời có thể hình thành và triển khai được các ý tưởng mới”. 2.2. Cơ sở thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án Để thiết kế bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ&ST của HS cần dựa vào các cơ sở sau: - Đặc điểm và tiến trình của DHDA: + Theo [2], [3], đặc điểm của DHDA được mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1. Đặc điểm và tiến trình của DHDA + Tiến trình của dạy học theo dự án gồm 6 bước cơ bản: Lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch, thu thập thông tin, xử lí thông tin, trình bày kết quả, đánh giá kết quả. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 47-53 - Đặc điểm nhận thức của HS THPT miền núi Tây Bắc: + HS chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số, chất lượng cuộc sống thấp, khả năng nhận thức, tính tự lực, chủ động sáng tạo cũng như khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông còn nhiều hạn chế. + Phần lớn HS đều chăm ngoan, chịu khó, tuy nhiên bản thân HS không có tố chất, chưa có động cơ, chưa có ý chí và yếu về kĩ năng học tập. + Điều kiện về kinh tế, xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn dẫn đến cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế. - Biểu hiện NLGQVĐ&ST của HS thông qua DHDA: Từ kết quả nghiên cứu về NLGQVĐ&ST và thực tiễn dạy học môn Hóa học ở trường THPT và đặc điểm nhận thức của HS THPT các tỉnh miền núi Tây Bắc, đề xuất 10 biểu hiện NLGQVĐ&ST của HS qua sử dụng DHDA như sau: + Phân tích, xác định được mục tiêu, tình huống, nhiệm vụ học tập của dự án; + Đề xuất được câu hỏi nghiên cứu và xác định các nội dung cụ thể cho đề tài dự án; + Xác định, thu thập và xử lí thông tin, đảm bảo sự phù hợp cho việc thực hiện dự án; + ...

Tài liệu được xem nhiều: