Thông tin tài liệu:
Việc kiểm tra đánh giá chất lượng và tính chất các lớp bề mặt đóng vai trò quan trọng, đặc biệt khi công nghệ phủ tăng bền bề mặt ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Bài báo này trình bày về một nghiên cứu chế tạo thiết bị kiểm tra đặc tính ma sát và mòn lớp bề mặt Pin-on-dics (POD). Loại thiết bị chế tạo ra có cấu tạo và nguyên lý vận hành đơn giản, đáp ứng được yêu cầu đánh giá khả năng chống mòn và đặc tính ma sát của các bề mặt vật liệu, đặc biệt máy rất thích hợp trong việc kiểm tra các lớp vật liệu bề mặt rất mỏng như các lớp phủ với chiều dày chỉ vài nanomet.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế chế tạo thiết bị thí nghiệm kiểm tra đặc tính ma sát và độ chịu mài mòn của lớp bề mặt
Nguyễn Thị Quốc Dung và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
118(04): 29 - 36
THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM KIỂM TRA ĐẶC TÍNH MA SÁT
VÀ ĐỘ CHỊU MÀI MÒN CỦA LỚP BỀ MẶT
Nguyễn Thị Quốc Dung*, Lý Việt Anh, Lê Văn Nhất, Nguyễn Đình An
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Việc kiểm tra đánh giá chất lượng và tính chất các lớp bề mặt đóng vai trò quan trọng, đặc biệt khi
công nghệ phủ tăng bền bề mặt ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Bài báo này trình bày về một
nghiên cứu chế tạo thiết bị kiểm tra đặc tính ma sát và mòn lớp bề mặt Pin-on-dics (POD). Loại
thiết bị chế tạo ra có cấu tạo và nguyên lý vận hành đơn giản, đáp ứng được yêu cầu đánh giá khả
năng chống mòn và đặc tính ma sát của các bề mặt vật liệu, đặc biệt máy rất thích hợp trong việc
kiểm tra các lớp vật liệu bề mặt rất mỏng như các lớp phủ với chiều dày chỉ vài nanomet.
Từ khóa: POD, độ mòn, khả năng chịu mòn, hệ số ma sát, lớp mạ.
GIỚI THIỆU*
Các bề mặt với yêu cầu có độ bền cao và khả
năng chống mòn tốt ngày càng được sử dụng
nhiều trong kỹ thuật. Đặc biệt với công nghệ
phủ như phủ bay hơi; thấm Ni-tơ; mạ đơn
chất; mạ tổ hợp và mạ composite, đã tạo ra
một bước tiến vượt bậc về việc tăng tuổi thọ
và độ bền của các chi tiết làm việc trong các
điều kiện chịu mài mòn như các loại dụng cụ
cắt kim loại, các chi tiết quan trọng như xilanh, pit-tông sử dụng trong động cơ máy
bay, xe đua [1]…
Việc kiểm tra đánh giá tính chất ma sát và khả
năng chống mòn của các lớp bề mặt đóng vài
trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các lớp
phủ có chiều dày chỉ vài nanomet sẽ góp phần
cải tiến công nghệ bề mặt cũng như tạo ra các
chi tiết có khả năng đáp ứng các yêu cầu cao
về độ chịu mài mòn, tăng tuổi thọ chi tiết trong
những điều kiện làm việc khắc nghiệt [1].
Trước kia các thiết bị kiểm tra tính chất ma sát
và độ chịu mài mòn của bề mặt vật liệu tiếp
xúc thường làm việc theo nguyên tắc kiểm tra
từng thông số đơn lẻ. Tức là trên một thiết bị
chỉ kiểm tra được một thông số ví dụ như độ
mòn hoặc là hệ số ma sát,… Có thể liệt kê như
các máy giúp tính toán hệ số ma sát trên
nguyên lý mặt phẳng nghiêng hay nguyên lý
lực kéo chớm trượt trên mặt phẳng ngang [7]
hay các máy đo độ mòn đơn giản dựa trên
*
Tel: 0915308818; Email: quocdungktcn@yahoo.com.vn
nguyên lý đo độ dày mất mát của vật liệu [8].
Dẫn tới số lượng thí nghiệm phải làm rất
nhiều, cần nhiều loại thiết bị thí nghiệm khác
nhau, số mẫu cần sử dụng cũng rất lớn, và
quan trọng nhất là khó có thể đánh giá được
mức độ ảnh hưởng của các thông số đến nhau.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các
thiết bị được sử dụng để xác định hệ số ma sát
và khả năng chịu mòn của vật liệu hiện nay đã
có những bước cải tiến rõ rệt. Chỉ bằng một
lần chạy máy, các thông số từ hệ số ma sát,
lượng mòn, khả năng chịu mòn, đặc biệt ảnh
hưởng của các nhân tố đến các thông số này
như độ ẩm môi trường, vận tốc ma sát giữa
hai bề mặt, nhiệt độ bề mặt… hoàn toàn có
thể xác định được trên các phần mềm của
máy [6,7]. Tuy nhiên do phải tích hợp các
thiết bị kèm theo để tính toán và xác định giá
trị các nhân tố nên giá thành của các máy này
tăng lên rất cao; tham khảo của một số hãng
chuyên sản xuất máy như: máy CH-2034
Peseux của hãng Miktech (Switzerland)
(8000€); máy Falex ISC-200PC của hãng
Falex (Mỹ) hawei (12.000€) [4].
Qua tham khảo các tài liệu trên thế giới,
nhóm tác giả nhận thấy các máy kiểm tra về
các thông số ma sát nêu trên phần lớn hoạt
động dựa trên nguyên lý tính toán ma sát tiếp
xúc giữa một đĩa quay với bề mặt các chi tiết
khác, chúng được gọi chung là máy Pin-ondisc machines (máy chốt quay trên đĩa) gọi
tắt là máy POD [5,6,7,8].
29
Nguyễn Thị Quốc Dung và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Từ điều kiện sản xuất sẵn có, một loại thiết bị
kiểm tra đánh giá tính chất ma sát và khả
năng chống mòn của các lớp bề mặt, POD có
giá thành thấp kết cấu đơn giản phù hợp với
kiện sản xuất trong nước đã được nghiên cứu
và chế tạo. Các kết quả thử nghiệm cho thấy
máy POD thiết kế đáp ứng được yêu cầu cần
thiết như giá thành rẻ, hoạt động tin cậy với
nguyên lý vận hành máy đơn giản, dễ dàng
thay đổi các thông số đầu vào để kiểm tra tính
chất bề mặt trong những điều kiện khác nhau,
đã giúp cho các kết quả đánh giá được đầy đủ
và chính xác hơn.
THIẾT KẾ MÁY PIN-ON-DISC (POD)
Sơ đồ nguyên lý
650
A
Ptd
200
B
550
220
5
4
2
Ptt
1
A
118(04): 29 - 36
sát được tạo ra nhờ tải trọng đặt lên tay đòn
(5). Trên tay đòn (5) có gia công một rãnh
trượt để chốt (1) và bộ phận mang chốt (4) có
thể dịch chuyển dọc theo tay đòn trong
khoảng 15mm.
Để xác định lượng mòn của cặp vật liệu chốt
và đĩa sẽ được cân trước khi lắp vào máy. Xác
định tải trọng treo trên tay đòn sau đó tính
toán ra phản lực liên kết trên hai bề mặt tiếp
xúc. Sau khoảng chu kỳ xác định (theo thời
gian hoặc số vòng quay của máy) chốt và đĩa
được tháo ra cân lại. Tiến hành thí nghiệm
sau nhiều lần sẽ xác định được biểu đồ lượng
mòn của vật liệu. Quá trình này được trình
bày rõ rằng ở phần tiến hành thí nghiệm.
Tính chất ma sát giữa hai bề mặt mà đặc
trưng bởi hệ số ma sát của cặp vật liệu sẽ
được xác định thông qua lực ma sát nhờ
Sensor đo lực gắn trên khớp nối giữa động cơ
và trục mang đĩa. Sensor được sử dụng là loại
Sensor điện áp nối trực tiếp với Vôn-kế. Từ giá
trị điện áp người tiến hành thí nghiệm sẽ tính
toán ra lực ma sát mà chốt tác dụng lên đĩa. Tỉ
số giữa lực ma sát và lực tác dụng của chốt lên
đĩa sẽ biểu thị hệ số ma sát của hai bề mặt.
3
B
700
(1: chốt; 2:đĩa; 3:động cơ; 4:bộ phận mang chốt;
5:tay đòn)
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý máy POD
Máy POD làm việc trên nguyên lý tạo ma sát
trượt giữa bề mặt chốt và đĩa như hình 1. Bộ
phận chủ yếu là một đĩa quay (disc) (2) được
gắn với động cơ điện (3), đĩa được gắn chặt
trên động cơ nhờ 1 bu-lông có ren trái để khi
động cơ quay đĩa không bị văng ra ngoài, trên
đĩa là chốt (pin) (1). Chốt (1) được kẹp chặt
trên bộ phận mang chốt (4) một vít. ...