Danh mục

Thiết kế dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp theo định hướng năng lực nghề nghiệp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 506.99 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất cấu trúc nội dung và kế hoạch dạy tích hợp theo năng lực nghề nghiệp. Trong đó, một bài dạy tích hợp được thiết kế gồm một hoặc nhiều thành tố năng lực nối tiếp nhau để phát triển năng lực người học phù hợp với yêu cầu thực tế. Qua thiết kế thử nghiệm của giáo viên, bước đầu đã cho thấy được tính khả thi kết quả nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp theo định hướng năng lực nghề nghiệpHNUE JOURNAL OF SCIENCEEducational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 181-189This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0164THIẾT KẾ DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆPTHEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBùi Văn HồngTrường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí MinhTóm tắt. Dạy học tích hợp đang được triển khai rộng rãi trong hệ thống giáo dục nghềnghiệp ở nước ta. Song hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về cấu trúc nội dung và kếhoạch dạy tích hợp. Trên cơ sở phân tích phân tích các yếu tố năng lực nghề nghiệp theovị trí việc làm cần được phát triển cho người lao động trong quá trình dạy học, kết hợp vớiquá trình quan sát và trao đổi với giáo viên về hoạt động dạy học tích hợp tại một số cơsở giáo dục nghề nghiệp, bài viết đề xuất cấu trúc nội dung và kế hoạch dạy tích hợp theonăng lực nghề nghiệp. Trong đó, một bài dạy tích hợp được thiết kế gồm một hoặc nhiềuthành tố năng lực nối tiếp nhau để phát triển năng lực người học phù hợp với yêu cầu thựctế. Qua thiết kế thử nghiệm của giáo viên, bước đầu đã cho thấy được tính khả thi kết quảnghiên cứu.Từ khóa: Dạy học tích hợp; Năng lực nghề nghiệp; Kế hoạch dạy học; Giáo dục nghềnghiệp.1.Mở đầuVới ưu điểm vượt trội là tạo ra sự liên tục trong nhận thức cho người học từ lí thuyết đếnthực hành, hoặc từ phát triển kĩ năng đến ứng dụng thực tiễn [1], dạy học tích hợp đang được triểnkhai sử dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của Việt Nam hiện nay. Cùngvới sự phát triển của hệ thống GDNN nước ta, dạy học tích hợp cho đến nay đã có những cập nhật,phát triển đáng kể, đặc biệt là cơ quan quản lí nhà nước về GDNN cũng đã xây dựng được nhữngvăn bản chính thức hướng dẫn về việc lập kế hoạch và tổ chức dạy học theo hướng tích hợp [2]. Sựphát triển của dạy học tích hợp trong nhưng năm gần đây đã góp phần đáng kể trong công tác đàotạo nghề ở nước ta. Tuy nhiên, thực tế dạy học trong hệ thống GDNN ở nước ta cho thấy, hiện nayvẫn chưa có sự thống nhất với nhau giữa các cơ sở đào tạo và giữa các giáo viên trong cùng mộtđơn vị về cấu trúc của bài dạy tích hợp, quy trình và phương pháp dạy học tích hợp, kiểm tra đánhgiá kết quả học tập của học sinh trong dạy học tích hợp. Điều này được thể hiện rất rõ trong khâuthiết kế dạy học tích hợp của giáo viên, khâu ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động dạy họctích hợp của giáo viên trên lớp và chất lượng chất lượng của quá trình dạy học. Vì vậy, việc nghiêncứu dạy học tích hợp nói chung và thiết kế dạy học tích hợp nói riêng vẫn đang là vấn đề cấp thiếtvà có ý nghĩa thực tiễn rất cao trong bối cảnh phát triển GDNN ở nước ta hiện nay.Ngày nhận bài: 25/4/2017. Ngày nhận đăng: 12/8/2017Liên hệ: Bùi Văn Hồng, e-mail: bvhong@yahoo.com181Bùi Văn HồngỞ cấp độ chương trình, hệ thống đào tạo nghề kép của CHLB Đức đã khẳng định được sựthành công khi áp dụng phương pháp đào tạo tích hợp giữa học tập tại trường với học tập tại nơilàm việc. Cấu trúc của chương trình đào tạo được xây dựng dưới dạng module tích hợp, tạo ra sựlinh hoạt cho người học trong việc lập kế hoạch học tập hoặc chuyển đổi chương trình học [3].Phương pháp đào tạo này cũng đang được áp dụng thành công tại Na Uy với mô hình tích hợptrong đào tạo nghề theo công thức 2 + 2 [4]. Ở cấp độ tổ chức dạy học tích hợp, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội (2010) đã có văn bản hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu và quy trình biênsoạn giáo án cho bài dạy tích hợp. Các biểu mẫu này đã giúp các cơ sở đào tạo và giáo viên tronghệ thống GDNN ở nước ta có thể triển khai đồng bộ được các hoạt động dạy học tích hợp từ khâulập kế hoạch đến tổ chức dạy học [2]. Tuy nhiên, qua thực tế dạy học cho thấy, các biểu mẫu giáoán tích hợp trên vẫn còn tồn tại một số hạn chế về cấu trúc, nội dung và đặc biệt là thuật ngữ “tiểukĩ năng” được sử dụng trong giáo án tích hợp. Sự khác nhau giữa Đề cương bài giảng và giáo ántrong hồ sơ dạy học tích hợp chưa có sự phân biệt rõ ràng trong sử dụng. Những tồn tại trên đã tạora không ít khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học, dẫn đến sự không thống nhất trongtoàn hệ thống. Dạy học tích hợp đã được áp rộng rộng rãi trong hệ thống GDNN ở nước ta và cũngđược xem là phương thức dạy học chủ đạo trong đào tạo nghề bậc sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.Song, các nghiên cứu và công bố chính thức về dạy học tích hợp trong những năm gần đây còn rấthạn chế, nên những vấn đề còn tồn tại trong quá trình dạy học vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhấtlà chưa có sự thống nhất chung trong hệ thống GDNN về lập kế hoạch và tổ chức hoạt động dạyhọc tích hợp. Năm 2015, Bùi Văn Hồng đã đề xuất quy trình dạy học tích hợp trong GDNN theo líthuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984) gồm 5 bước: (1) Phân tích mục tiêu dạy học, xác địnhcác chuẩn học tập cụ thể; (2) Trải nghiệm/hướng nghiệp, tạo động cơ học tập tích cực cho ngườihọc; (3) ...

Tài liệu được xem nhiều: