Danh mục

Thiết kế dự án học tập khi dạy học dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến thuộc chương trình lịch sử lớp 5 ở tiểu học

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.13 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đưa ra một ví dụ cụ thể trong việc thiết kế, tổ chức dạy học dự án dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trong chương trình Lịch sử lớp 5.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế dự án học tập khi dạy học dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến thuộc chương trình lịch sử lớp 5 ở tiểu họcTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 75 THIẾT KẾ DỰ ÁN HỌC TẬP KHI DẠY HỌC DẠNG BÀI VỀ CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA, KHÁNG CHIẾN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 5 Ở TIỂU HỌC Lê Thúy Mai, Nhữ Thị Thu Hằng, Lục An Khanh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Dạy học theo dự án (Project – Base Learning - PBL) là một mô hình dạy học coi trọng tính tích hợp của nội dung học vấn, coi trọng năng lực hoạt động thực tiễn của người học. Toàn bộ quá trình dạy học theo mô hình này hướng vào việc tổ chức cho người học thực hiện các nhiệm vụ mang tính liên môn, đa ngành, đa lĩnh vực và gắn bó mật thiết với thế giới thực, đời sống thực của người học. Quá trình nghiên cứu, thiết kế các dự án học tập lớp 5 đã giúp chúng tôi làm sáng tỏ các vấn đề lí luận liên quan tới dạy học theo dự án và những định hướng ứng dụng phương pháp này vào tổ chức dạy học môn Lịch sử. Bài viết này đưa ra một ví dụ cụ thể trong việc thiết kế, tổ chức dạy học dự án dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trong chương trình Lịch sử lớp 5. Từ khóa: Dự án học tập, Giáo dục Tiểu học, Đào tạo giáo viên Nhận bài ngày 01.05.2019, gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.6.2019 Liên hệ tác giả: Lê Thúy Mai; Email: ltmai@hnmu.edu.vn1. MỞ ĐẦU Dạy học theo dự án (Project - Base Learing - PBL) là một mô hình dạy học coi trọngtính tích hợp của nội dung học vấn, coi trọng năng lực hoạt động thực tiễn của người học.Toàn bộ quá trình dạy học theo mô hình này hướng vào việc tổ chức cho người học thựchiện các nhiệm vụ mang tính liên môn, đa ngành, đa lĩnh vực và gắn bó mật thiết với thếgiới thực, đời sống thực của người học. Quá trình nghiên cứu, thiết kế các dự án học tậplớp 5 đã giúp chúng tôi làm sáng tỏ các vấn đề lí luận liên quan tới dạy học theo dự án vànhững định hướng ứng dụng phương pháp này vào tổ chức dạy học môn Lịch sử. Qua đó,việc đào tạo giáo viên Tiểu học ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã và đang từng bướcứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới và sử dụng các mô hình dạy học mới nhằmgiúp người học đạt được những năng lực cần có theo thiết kế của chương trình đào tạo.Trên cơ sở phân tích sự cần thiết của việc thiết kế các dự án học tập khi day học dạng bàivề các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chúng tôi bước đầu triển khai hướng dẫn sinh viên76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIngành Giáo dục Tiểu học xây dựng các dự án học tập khi dạy học dạng bài này trongchương trình Lịch sử lớp 5 ở Tiểu học.2. NỘI DUNG2.1. Khái quát chung về dạy học dự án Một trong những phương pháp dạy học (PPDH) tích cực đã và đang được áp dụngtương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đó là PPDH theo dự án (Project - BasedLearning, PBL). Có thể khẳng định, đây là PPDH giúp hình thành và phát triển ở ngườihọc khả năng tư duy cũng như khả năng tự học với hiệu quả cao. PBL không phải là PPDH mới. PBL được các nhà tâm lý học, giáo dục học như LevVygotsky, Jerome Bruner, Jean Piaget và John Dewey xây dựng từ thế kỷ 19 và thuộctrường phái của thuyết học tập kiến tạo (Constructivism Learning). Theo chúng tôi, để địnhnghĩa về PPDH này cần dựa trên 3 yếu tố của PPDH, đó là: người dạy, người học vàphương tiện dạy học. Theo đó, PBL là PPDH mà: - Học sinh: là người được đóng vai thuộc những ngành nghề khác nhau; hoàn thànhvai trò đó dựa trên kiến thức, kĩ năng nhất định (đã có và sẽ có). - Giáo viên: là người tạo vai trò cho học sinh sao cho gắn với nội dung, chủ đề học; hỗtrợ học sinh hoàn thành vai trò đó. - Phương tiện dạy học: là SGK, máy tính, Internet, chuyên gia, tài liệu tham khảokhác… Cụ thể, trong các lớp học theo PBL, thường thì học sinh sẽ được yêu cầu phải đảmnhận một vai trò cụ thể như một nhà khoa học thực sự, một nhà kinh doanh, một viên chứcnhà nước, một nhà thám hiểm, một nhà sử học, một nhà báo… và báo cáo kết quả dự ánbằng sản phẩm cụ thể. Tất nhiên, giáo viên sẽ cung cấp những thông tin nền và những chỉdẫn, nhưng học sinh phải có trách nhiệm tìm phương hướng và cách giải quyết vấn đềtrong phạm vi những tiêu chí do giáo viên đặt ra. Những ưu điểm cơ bản của PBL là: tạo hứng thú cho học sinh (HS); phát triển đượccác kỹ năng nghiên cứu cho HS; phát triển được kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề…PBL rèn luyện cho HS cách cộng tác với nhau cũng như tìm cách để lắng nghe và giaotiếp. Bên cạnh đó, khi sử dụng PBL thì sự tham gia của các công nghệ hiện đại trong quátrình tổ chức dạy học là rất tự nhiên và cần thiết. Với sự trợ giúp của công nghệ, HS sẽ tựchủ hơn trong học tập, HS có thể vượt ra khỏi khuôn khổ lớp học, tiếp cận được nhiềunguồn tài nguyên khác qua ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: