Danh mục

Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề 'Vật sống' - Môn Khoa học tự nhiên – trung học cơ sở theo chu trình trải nghiệm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày sơ lược về các vấn đề liên quan đến dạy học theo chu trình trải nghiệm và chủ đề “Vật sống” trong chương trình môn Khoa học Tự nhiên – THCS theo dự thảo đổi mới chương trình sách giáo khoa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Vật sống” - Môn Khoa học tự nhiên – trung học cơ sở theo chu trình trải nghiệm BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “VẬT SỐNG” - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN – TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHU TRÌNH TRẢI NGHIỆM TRƯƠNG THỊ THANH MAI *, PHAN QUANG DUY Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng * Email: thanhmai221078@gmail.com Tóm tắt: Bài báo trình bày sơ lược về các vấn đề liên quan đến dạy học theo chu trình trải nghiệm và chủ đề “Vật sống” trong chương trình môn Khoa học Tự nhiên – THCS theo dự thảo đổi mới chương trình sách giáo khoa. Bên cạnh đó, bài báo giới thiệu một số hoạt động dạy học chủ đề “Vật sống” theo chu trình trải nghiệm. Đây là những gợi ý giúp giáo viên THCS tham khảo cho việc thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo chu trình trải nghiệm trong chủ đề “Vật sống” nói riêng và môn Khoa học tự nhiên nói chung đáp ứng định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Từ khóa: Chu trình trải nghiệm, chủ đề, vật sống, khoa học tự nhiên, đổi mới giáo dục phổ thông 1. MỞ ĐẦU Thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chương trình môn Khoa học tự nhiên (KHTN) được xây dựng theo hướng tích hợp Vật lý – Hóa học – Sinh học, phát triển từ môn “Khoa học” ở các lớp 4, 5 và là môn học bắt buộc ở các lớp 6, 7, 8 và 9 - Trung học cơ sở (THCS). Môn KHTN được xây dựng dựa trên cơ sở là khoa học nghiên cứu bản chất, các quy luật, nguyên lý tồn tại, vận động của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Để thực hiện được mục tiêu này, quá trình dạy học môn KHTN nói chung và chủ đề Vật sống trong môn KHTN nói riêng cần tập trung vào việc dạy cách học, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua sự trải nghiệm, từ đó phát triển tư duy sang tạo và niềm tin vào khoa học cho học sinh (HS). 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về chủ đề “Vật sống” trong môn Khoa học tự nhiên – Trung học cơ sở Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông, môn KHTN được tổ chức theo các chủ đề. Mỗi chủ đề bao gồm nhiều đơn vị kiến thức nhỏ hơn. Bản tóm tắt nội dung các chủ đề khoa học, trong đó có chủ đề “Vật sống”, các nguyên lý/khái niệm chung của khoa học và các năng lực cần hình thành và phát triển cho HS trong môn KHTN được thể hiện trong sơ đồ hình 1. 2.2. Khái quát về chu trình trải nghiệm (CTTN) và quy trình thiết kế hoạt động dạy học (HĐDH) theo chu trình trải nghiệm Mô hình học thông qua trải nghiệm được David Kolb đưa ra năm 1984. Đây là một quá trình học tự nhiên của con người. Trong cuộc sống, khi chúng ta học được một bài học gì đó thì quá trình học diễn ra với một chu trình gồm 4 bước: (1) Trải nghiệm, (2) Phân tích, (3) Rút ra bài học, (4) Áp dụng. 51 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Hình 1. Sơ đồ minh họa sự liên kết của các trục: Chủ đề khoa học – Các nguyên lý, khái niệm chung của khoa học – Hình thành và phát triển năng lực Hình 2. Chu trình học qua trải nghiệm Với mô hình này, có thể hiểu rằng nếu trong cuộc sống, sau một trải nghiệm nào đó chúng ta có thể có được bài học. Tuy nhiên, mô hình này đặc biệt có giá trị với một số điểm lưu ý sau: - Không phải cứ có trải nghiệm là có bài học: Nếu trải nghiệm không được phân tích thì sẽ không có bài học. Điều này giúp lý giải vì sao trong cuộc sống có những người mắc đi mắc lại một sai lầm nào đó. Đơn giản vì khi mắc phải sai lầm, người trải nghiệm đã không/được phân tích để biết lần sau nếu gặp phải tình huống tương tự thì nên làm khác đi. - Chất lượng bài học phụ thuộc vào chất lượng phân tích: Nếu việc phân tích không chi tiết và kỹ lưỡng thì những bài học rút ra không thể tốt được. 52 BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 - Các bài học chỉ có giá trị khi nó được áp dụng trong cuộc sống: Có những bài học rút ra được kết luận sâu sắc nhưng nếu không nỗ lực áp dụng thì cũng chỉ là những bài học “trên giấy” và không giúp ích gì. Việc thiết kế HĐDH theo CTTN nên bao gồm 4 hoạt động cơ bản: (1) Hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú, (2) Hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức, (3) Hoạt động phân tích rút ra bài học và (4) Hoạt động vận dụng, mở rộng kiến thức. Trong đó, cần tập trung vào thiết kế các bài tập trải nghiệm để HS có thể tập trung suy nghĩ, xuất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: