Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề 'tác hại của thuốc lá với sức khỏe' nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 655.75 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu là thiết kế được hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học; Xây dựng được các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (GQVĐ&ST) của học sinh (HS) và áp dụng HĐTN thiết kế được để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề “tác hại của thuốc lá với sức khỏe” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000130 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ VỚI SỨC KHOẺ” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Lê Thị Tuyết1,*, Giang Hồng Diệp2 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là thiết kế được hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học; xây dựng được các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (GQVĐ&ST) của học sinh (HS) và áp dụng HĐTN thiết kế được để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS. Nghiên cứu được thực nghiệm ở HS lớp 11 trường THPT Tuệ Tĩnh, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Kết quả nghiên cứu đã thiết kế được HĐTN với chủ đề “Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ”, xây dựng được 5 tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ&ST. Kết quả thực nghiệm cho thấy: HS rất tích cực, hứng thú tham gia vào HĐTN, HS được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo, từ đó đã rèn luyện được năng lực GQVĐ&ST. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 1. MỞ ĐẦU Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (GQVĐ&ST) là năng lực vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ để phát hiện và làm rõ vấn đề; đề xuất các giải pháp và thực hiện quá trình giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; đồng thời hình thành ý tưởng mới trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây là năng lực rất cần thiết của người lao động, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Theo ước tính của Tổ chức Lao động Thế giới, tính đến năm 2030 cả Thế giới sẽ mất đi khoảng 20 triệu việc làm do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 từ tác động của sự tự động hoá của dây chuyền sản xuất và sự tham gia của robot trong sản xuất. Thực tế đó đòi hỏi con người cần có năng lực GQVĐ&ST (không lặp lại, rập khuôn như robot) để thích nghi và đáp ứng với yêu cầu của công việc thời kì công nghệ mới. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động trong đó chủ thể được tham gia trực tiếp một sự kiện hoặc tương tác trực tiếp với các đối tượng nào đó, qua đó hình thành được kiến thức, kĩ năng, xúc cảm về sự kiện, đối tượng đó. Từ sự tương tác và thực hiện giải quyết những vấn đề trong HĐTN mà chủ thể có thể rèn luyện, phát triển và nâng cao năng lực GQVĐ&ST. Chính vì vậy, theo Kolb (2001) và Phan Thị Thanh Hội (2017), Trần Thị Gái (2019) thì HĐTN trong dạy học sẽ giúp học sinh (HS) tăng cường sự tự trải nghiệm thông qua các hoạt động, từ đó HS sẽ tự hình thành cho mình các tri thức mới, kĩ năng, năng lực mới trong đó có năng lực GQVĐ&ST. 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường THPT Tuệ Tĩnh, Cẩm Giàng, Hải Dương *Email: tuyetlt@hnue.edu.vn PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1057 Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm nên rất thuận lợi trong việc thiết kế các HĐTN trong dạy học môn học này. Chương trình sinh học 11 với nội dung chính là các quá trình sinh lý trong cơ thể như: quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật và thực vật. Đặc biệt, nội dung chủ đề Hô hấp trong chương trình Sinh học 11 rất gần gũi với đời sống và sức khoẻ của học sinh. Do đó, việc thiết kế các HĐTN trong dạy học chủ đề Hô hấp, Sinh học 11 sẽ giúp HS nắm vững và vận dụng kiến thức tốt hơn về việc bảo vệ sức khoẻ hô hấp của bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt qua các HĐTN sẽ giúp HS tăng cường năng lực GQVĐ&ST. Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng được các HĐTN trong dạy học chủ đề Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ và đánh giá hiệu quả của HĐTN này trong phát triển năng lực GQVĐ&ST của học sinh. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Năng lực GQVĐ&ST; HĐTN trong dạy học; Chủ đề dạy học. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến năng lực GQVĐ&ST, HĐTN. Phân tích nội dung chương Hô hấp, Sinh học 11 từ đó xác định mục tiêu, nội dung bài học để thiết kế HĐTN phù hợp. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: tham vấn chuyên gia là giảng viên đại học, giáo viên phổ thông về tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ&ST, quy trình thiết kế HĐTN, tiêu chí đánh giá HĐTN. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm tổ chức HĐTN trên HS 3 lớp 11 (126 HS) trường THPT Tuệ Tĩnh, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong năm học 2018 – 2019. GV đánh giá năng lực GQVĐ&ST của HS trong quá trình HS thực hiện HĐTN. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Năng lực giải quyết vấn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề “tác hại của thuốc lá với sức khỏe” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000130 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ VỚI SỨC KHOẺ” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Lê Thị Tuyết1,*, Giang Hồng Diệp2 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là thiết kế được hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học; xây dựng được các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (GQVĐ&ST) của học sinh (HS) và áp dụng HĐTN thiết kế được để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS. Nghiên cứu được thực nghiệm ở HS lớp 11 trường THPT Tuệ Tĩnh, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Kết quả nghiên cứu đã thiết kế được HĐTN với chủ đề “Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ”, xây dựng được 5 tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ&ST. Kết quả thực nghiệm cho thấy: HS rất tích cực, hứng thú tham gia vào HĐTN, HS được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo, từ đó đã rèn luyện được năng lực GQVĐ&ST. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 1. MỞ ĐẦU Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (GQVĐ&ST) là năng lực vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ để phát hiện và làm rõ vấn đề; đề xuất các giải pháp và thực hiện quá trình giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; đồng thời hình thành ý tưởng mới trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây là năng lực rất cần thiết của người lao động, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Theo ước tính của Tổ chức Lao động Thế giới, tính đến năm 2030 cả Thế giới sẽ mất đi khoảng 20 triệu việc làm do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 từ tác động của sự tự động hoá của dây chuyền sản xuất và sự tham gia của robot trong sản xuất. Thực tế đó đòi hỏi con người cần có năng lực GQVĐ&ST (không lặp lại, rập khuôn như robot) để thích nghi và đáp ứng với yêu cầu của công việc thời kì công nghệ mới. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động trong đó chủ thể được tham gia trực tiếp một sự kiện hoặc tương tác trực tiếp với các đối tượng nào đó, qua đó hình thành được kiến thức, kĩ năng, xúc cảm về sự kiện, đối tượng đó. Từ sự tương tác và thực hiện giải quyết những vấn đề trong HĐTN mà chủ thể có thể rèn luyện, phát triển và nâng cao năng lực GQVĐ&ST. Chính vì vậy, theo Kolb (2001) và Phan Thị Thanh Hội (2017), Trần Thị Gái (2019) thì HĐTN trong dạy học sẽ giúp học sinh (HS) tăng cường sự tự trải nghiệm thông qua các hoạt động, từ đó HS sẽ tự hình thành cho mình các tri thức mới, kĩ năng, năng lực mới trong đó có năng lực GQVĐ&ST. 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường THPT Tuệ Tĩnh, Cẩm Giàng, Hải Dương *Email: tuyetlt@hnue.edu.vn PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1057 Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm nên rất thuận lợi trong việc thiết kế các HĐTN trong dạy học môn học này. Chương trình sinh học 11 với nội dung chính là các quá trình sinh lý trong cơ thể như: quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật và thực vật. Đặc biệt, nội dung chủ đề Hô hấp trong chương trình Sinh học 11 rất gần gũi với đời sống và sức khoẻ của học sinh. Do đó, việc thiết kế các HĐTN trong dạy học chủ đề Hô hấp, Sinh học 11 sẽ giúp HS nắm vững và vận dụng kiến thức tốt hơn về việc bảo vệ sức khoẻ hô hấp của bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt qua các HĐTN sẽ giúp HS tăng cường năng lực GQVĐ&ST. Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng được các HĐTN trong dạy học chủ đề Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ và đánh giá hiệu quả của HĐTN này trong phát triển năng lực GQVĐ&ST của học sinh. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Năng lực GQVĐ&ST; HĐTN trong dạy học; Chủ đề dạy học. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến năng lực GQVĐ&ST, HĐTN. Phân tích nội dung chương Hô hấp, Sinh học 11 từ đó xác định mục tiêu, nội dung bài học để thiết kế HĐTN phù hợp. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: tham vấn chuyên gia là giảng viên đại học, giáo viên phổ thông về tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ&ST, quy trình thiết kế HĐTN, tiêu chí đánh giá HĐTN. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm tổ chức HĐTN trên HS 3 lớp 11 (126 HS) trường THPT Tuệ Tĩnh, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong năm học 2018 – 2019. GV đánh giá năng lực GQVĐ&ST của HS trong quá trình HS thực hiện HĐTN. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Năng lực giải quyết vấn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động trải nghiệm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Chủ đề tác hại của thuốc lá với sức khỏe Chương trình sinh học 11 Công nghệ 4.0Gợi ý tài liệu liên quan:
-
17 trang 274 0 0
-
17 trang 193 0 0
-
4 trang 134 0 0
-
12 trang 119 0 0
-
Tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0 trong đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật
5 trang 105 0 0 -
Tiền ảo một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay và giải pháp quản lý tiền ảo, tài sản ảo
5 trang 86 0 0 -
Thực trạng việc tạo và sử dụng Youtube
6 trang 62 0 0 -
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 50 1 0 -
Sử dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
5 trang 43 0 0 -
Nguyên lý của phương pháp chánh niệm trong trị liệu tâm lý
8 trang 35 0 0