Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.27 MB
Lượt xem: 51
Lượt tải: 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phát triển vốn từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non, bởi đây chính là nền tảng của phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Việc phát triển vốn từ cho trẻ được thực hiện trong tất cả các hoạt động của chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong đó hoạt động trải nghiệm có nhiều ưu thế. Bài viết nhấn mạnh nhiệm vụ này và đề xuất biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệmVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 32-35PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁOTHÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆMLã Thị Bắc Lý - Trường Đại học Sư phạm Hà NộiNgày nhận bài: 04/12/2017; ngày sửa chữa: 05/12/2017; ngày duyệt đăng: 08/12/2017.Abstract: Developing vocabulary is one of the important tasks in teaching language inkindergarten because it is the foundation of language development to develop the holisticpersonality. The development of vocabulary for children is carried out in all activities in dailyroutines, in which experiential activity has many advantages. However, nowadays almost teachersare only interested in providing knowledge but not paying attention to developing vocabulary forchildren in organization of experiential activity. The article highlights this task and proposes theways to develop vocabulary for children through experiential activity.Keywords: Experiential activity, vocabulary development, preschooler, kindergarten.1. Mở đầuPhát triển vốn từ là một trong những nhiệm vụ quantrọng ở trường mầm non, bởi đây chính là nền tảng củaphát triển ngôn ngữ, giúp trẻ phát triển toàn diện nhâncách. Việc phát triển vốn từ cho trẻ được thực hiện trongtất cả các hoạt động của chế độ sinh hoạt hàng ngày, trongđó hoạt động trải nghiệm có nhiều ưu thế. Thông quahoạt động trải nghiệm, trẻ không những thu được vốnkiến thức về các sự vật hiện tượng xung quanh mà cònmở rộng vốn từ, chính xác hóa và tích cực hóa vốn từ.Tại các hoạt động trải nghiệm, trẻ được tận mắt chứngkiến những sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên, xãhội; được sờ, được ngửi, được giao tiếp trực tiếp với mọingười xung quanh. Chính vì vậy, việc tiếp thu kiến thứcvà lĩnh hội vốn từ sẽ trở nên dễ dàng hơn.Hiện nay, ở trường mầm non, việc tổ chức hoạt độngtrải nghiệm đã được giáo viên (GV) tổ chức dưới nhiềuhình thức khác nhau. Tuy nhiên, trong hoạt động này,hầu như GV mới chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiếnthức mà chưa chú ý đến việc hình thành và phát triển vốntừ cho trẻ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Hoạt động trải nghiệm ở trường mầm nonỞ trường mầm non, hoạt động trải nghiệm là hoạtđộng giáo dục dưới sự hướng dẫn của GV, trong đó trẻđược trực tiếp tương tác với các đối tượng trong môitrường thực tiễn và bằng kinh nghiệm của mình để chiếmlĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ tích cực vớimôi trường xung quanh.Qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được tác động trựctiếp với sự vật, hiện tượng. Trong được tự đánh giá kếtquả của chính mình và xem xét đánh giá lẫn nhau cùngvới bạn và cô giáo. Việc trẻ tự đánh giá hoạt động của32mình sẽ khuyến khích trẻ suy ngẫm và có trách nhiệmđối với hành vi học tập của mình.Khi trải nghiệm, sự phong phú của môi trường vậtchất giúp GV có thể khơi gợi nhiều tình huống có vấn đềcho trẻ tìm tòi trải nghiệm các tình huống và tạo cho trẻnhững kiến thức và kĩ năng mới. Do đó, học tập trảinghiệm còn khuyến khích trẻ chủ động xác định mụcđích học tập, GV nên khuyến khích trẻ tham gia xây dựngý tưởng học tập và thực hiện dự án của mình.Trong hoạt động trải nghiệm, các kiến thức mới, kĩnăng mới hay thái độ mới đều đạt được thông qua quansát các trải nghiệm và có khả năng phản tỉnh kết quả quansát với kinh nghiệm cũ nhằm tạo ra các khái niệm mớitổng hợp từ những kết quả quan sát trải nghiệm. Vì vậy,quá trình trải nghiệm liên kết nhiều phương pháp như:quan sát, thực hành, thí nghiệm, chơi trò chơi,... trongmột tình huống tích cực. Chính tính tích cực chủ độngmuốn thích nghi trong tình huống mới giúp đứa trẻ thamgia hoạt động một cách tự nhiên và sáng tạo, có đam mêvới mục đích học tập. Có thể nói chính sự liên kết chặtchẽ các phương pháp dạy học của GV một cách linh hoạtsẽ kích thích trẻ tự tạo dựng và thu thập kiến thức, biếtđánh giá qua sự trải nghiệm trực tiếp của bản thân và nhìnnhận thành quả của quá trình là thành quả lao động, nócó giá trị lớn lao trong việc giúp trẻ thỏa mãn nhu cầukhám phá thế giới và hình thành năng lực trí tuệ mai sau.2.2. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm với việc pháttriển vốn từ cho trẻ mẫu giáoHoạt động trải nghiệm đem lại kết quả hiểu và nhớdài hạn, tổng hợp kiến thức và các kĩ năng giải quyết vấnđề hơn là học chỉ đơn thuần bằng cách nghe hay nhìn.Giáo dục cần thay đổi từ mô hình học bằng cách nghe(learning by hearing) và thậm chí là mô hình học bằngVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 32-35cách quan sát (learning by observing) sang mô hình họcbằng cách làm hay còn gọi là mô hình học tập trải nghiệm(learning by doing). Một sự chuyển đổi từ thụ động sangchủ động. Cần dạy trẻ cách học có sự phản hồi từ nhữngtrải nghiệm của mình để hình thành khái niệm trong kinhnghiệm mới và cách thức áp dụng những gì trẻ vừa làmđược vào những tình huống mới.Sự phát triển vốn từ của trẻ chịu sự ảnh hưởng củanhiều yếu tố và thực tế cho thấy trong những điều kiệnsống khác nhau, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệmVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 32-35PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁOTHÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆMLã Thị Bắc Lý - Trường Đại học Sư phạm Hà NộiNgày nhận bài: 04/12/2017; ngày sửa chữa: 05/12/2017; ngày duyệt đăng: 08/12/2017.Abstract: Developing vocabulary is one of the important tasks in teaching language inkindergarten because it is the foundation of language development to develop the holisticpersonality. The development of vocabulary for children is carried out in all activities in dailyroutines, in which experiential activity has many advantages. However, nowadays almost teachersare only interested in providing knowledge but not paying attention to developing vocabulary forchildren in organization of experiential activity. The article highlights this task and proposes theways to develop vocabulary for children through experiential activity.Keywords: Experiential activity, vocabulary development, preschooler, kindergarten.1. Mở đầuPhát triển vốn từ là một trong những nhiệm vụ quantrọng ở trường mầm non, bởi đây chính là nền tảng củaphát triển ngôn ngữ, giúp trẻ phát triển toàn diện nhâncách. Việc phát triển vốn từ cho trẻ được thực hiện trongtất cả các hoạt động của chế độ sinh hoạt hàng ngày, trongđó hoạt động trải nghiệm có nhiều ưu thế. Thông quahoạt động trải nghiệm, trẻ không những thu được vốnkiến thức về các sự vật hiện tượng xung quanh mà cònmở rộng vốn từ, chính xác hóa và tích cực hóa vốn từ.Tại các hoạt động trải nghiệm, trẻ được tận mắt chứngkiến những sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên, xãhội; được sờ, được ngửi, được giao tiếp trực tiếp với mọingười xung quanh. Chính vì vậy, việc tiếp thu kiến thứcvà lĩnh hội vốn từ sẽ trở nên dễ dàng hơn.Hiện nay, ở trường mầm non, việc tổ chức hoạt độngtrải nghiệm đã được giáo viên (GV) tổ chức dưới nhiềuhình thức khác nhau. Tuy nhiên, trong hoạt động này,hầu như GV mới chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiếnthức mà chưa chú ý đến việc hình thành và phát triển vốntừ cho trẻ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Hoạt động trải nghiệm ở trường mầm nonỞ trường mầm non, hoạt động trải nghiệm là hoạtđộng giáo dục dưới sự hướng dẫn của GV, trong đó trẻđược trực tiếp tương tác với các đối tượng trong môitrường thực tiễn và bằng kinh nghiệm của mình để chiếmlĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ tích cực vớimôi trường xung quanh.Qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được tác động trựctiếp với sự vật, hiện tượng. Trong được tự đánh giá kếtquả của chính mình và xem xét đánh giá lẫn nhau cùngvới bạn và cô giáo. Việc trẻ tự đánh giá hoạt động của32mình sẽ khuyến khích trẻ suy ngẫm và có trách nhiệmđối với hành vi học tập của mình.Khi trải nghiệm, sự phong phú của môi trường vậtchất giúp GV có thể khơi gợi nhiều tình huống có vấn đềcho trẻ tìm tòi trải nghiệm các tình huống và tạo cho trẻnhững kiến thức và kĩ năng mới. Do đó, học tập trảinghiệm còn khuyến khích trẻ chủ động xác định mụcđích học tập, GV nên khuyến khích trẻ tham gia xây dựngý tưởng học tập và thực hiện dự án của mình.Trong hoạt động trải nghiệm, các kiến thức mới, kĩnăng mới hay thái độ mới đều đạt được thông qua quansát các trải nghiệm và có khả năng phản tỉnh kết quả quansát với kinh nghiệm cũ nhằm tạo ra các khái niệm mớitổng hợp từ những kết quả quan sát trải nghiệm. Vì vậy,quá trình trải nghiệm liên kết nhiều phương pháp như:quan sát, thực hành, thí nghiệm, chơi trò chơi,... trongmột tình huống tích cực. Chính tính tích cực chủ độngmuốn thích nghi trong tình huống mới giúp đứa trẻ thamgia hoạt động một cách tự nhiên và sáng tạo, có đam mêvới mục đích học tập. Có thể nói chính sự liên kết chặtchẽ các phương pháp dạy học của GV một cách linh hoạtsẽ kích thích trẻ tự tạo dựng và thu thập kiến thức, biếtđánh giá qua sự trải nghiệm trực tiếp của bản thân và nhìnnhận thành quả của quá trình là thành quả lao động, nócó giá trị lớn lao trong việc giúp trẻ thỏa mãn nhu cầukhám phá thế giới và hình thành năng lực trí tuệ mai sau.2.2. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm với việc pháttriển vốn từ cho trẻ mẫu giáoHoạt động trải nghiệm đem lại kết quả hiểu và nhớdài hạn, tổng hợp kiến thức và các kĩ năng giải quyết vấnđề hơn là học chỉ đơn thuần bằng cách nghe hay nhìn.Giáo dục cần thay đổi từ mô hình học bằng cách nghe(learning by hearing) và thậm chí là mô hình học bằngVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 32-35cách quan sát (learning by observing) sang mô hình họcbằng cách làm hay còn gọi là mô hình học tập trải nghiệm(learning by doing). Một sự chuyển đổi từ thụ động sangchủ động. Cần dạy trẻ cách học có sự phản hồi từ nhữngtrải nghiệm của mình để hình thành khái niệm trong kinhnghiệm mới và cách thức áp dụng những gì trẻ vừa làmđược vào những tình huống mới.Sự phát triển vốn từ của trẻ chịu sự ảnh hưởng củanhiều yếu tố và thực tế cho thấy trong những điều kiệnsống khác nhau, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Giáo dục Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo Hoạt động trải nghiệm Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Trẻ mẫu giáo Trẻ mầm nonGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 277 0 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 253 2 0 -
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 237 4 0 -
5 trang 212 0 0
-
17 trang 193 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 193 0 0 -
7 trang 171 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 169 0 0 -
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 137 0 0 -
7 trang 129 0 0