Danh mục

Thiết kế vĩ đại - Stephen Hawking & Leonard Mlodinow (Phần 3)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan niệm của người Ionia thuộc một trong nhiều trường phái triết học Hi Lạp cổ đại, mỗi trường phái có những truyền thống khác nhau và thường mâu thuẫn với nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế vĩ đại - Stephen Hawking & Leonard Mlodinow (Phần 3) Thiết kế vĩ đại - StephenHawking & Leonard Mlodinow (Phần 3) Quan niệm của người Ionia thuộc một trong nhiều trường phái triết học HiLạp cổ đại, mỗi trường phái có những truyền thống khác nhau và thường mâuthuẫn với nhau. Thật không may, quan điểm của người Ionia về tự nhiên – nó cóthể giải thích qua những định luật tổng quát và giản luận thành một tập hợp nhữngnguyên lí đơn giản – chỉ có sức ảnh hưởng mạnh trong vài ba thế kỉ. Một lí do là cáclí thuyết Ionia thường có vẻ không có chỗ dành cho khái niệm tự nguyện hoặc mụcđích, hay quan niệm thần thánh can thiệp vào sự hoạt động của thế giới. Đây lànhững thiếu sót đáng chú ý khiến nhiều nhà tư tưởng Hi Lạp cũng như nhiềungười ngày nay lo ngại. Nhà triết học Epicurus (341 – 270 tCN), chẳng hạn, đãphản đối nguyên tử luận trên thực tế là “tốt hơn nên tin tưởng vào thần thoại vềcác vị thần thay vì trở thành ‘nô lệ’ cho vận mệnh của các nhà triết học tự nhiên”.Aristotle cũng phản đối khái niệm nguyên tử vì ông không thể chấp nhận rằng conngười sống cấu tạo từ những thứ vô tri vô giác, không có linh hồn. Quan niệm Ioniarằng vũ trụ không phải do con người làm chủ là một mốc son trong sự hiểu biếtcủa chúng ta về vũ trụ, nhưng nó là một quan niệm bị người ta ruồng bỏ, và khôngthèm nhặt lại lần nữa, hay được chấp nhận rộng rãi, cho đến thời galileo, gần haimươi thế kỉ sau đó. Một số suy đoán của chúng về bản chất vũ trụ thật sâu sắc, nhưng đa số quanđiểm của người Hi Lạp cổ đại không giành được sự thuyết phục là nền khoa họchợp lí trong thời hiện đại. Trước hết, vì người Hi Lạp đã không phát minh raphương pháp khoa học, các lí thuyết của họ không được phát triển với mục tiêuxác nhận bằng thực nghiệm. Cho nên, nếu một học giả khẳng định một nguyên tửchuyển động theo một đường thẳng cho đến khi nó va chạm với một nguyên tử thứhai và một học giả khác khẳng định nó chuyển động theo một đường thẳng cho đếnkhi nó rơi vào con mắt hỏng của người khổng lồ một mắt [trong thần thoại Hi Lạp],thì chẳng có cách nào để phân giải ai đúng ai sai. Đồng thời, không có sự khác biệtnào giữa con người và các định luật vật lí. Chẳng hạn, vào thế kỉ thứ năm tCN,Anaximander đã viết rằng vạn vật phát sinh từ một chất cơ bản, và trở về với nó,để chúng đừng “mang cái tốt đẹp và cái bất lợi đến cho tội lỗi của chúng”. Và theonhà triết học Ionia, Heraclitus (khoảng 535 – 475 tCN), mặt trời hành sự như thế vìnếu không thì thần công bằng sẽ bắn hạ nó xuống. Vài trăm năm sau đó, trườngphái Stoic, một trường phái triết học Hi Lạp ra đời vào khoảng thế kỉ thứ ba tCN,thật sự đưa ra một sự khác biệt giữa những quy luật con người và các quy luật tựnhiên, nhưng chúng lại đưa những quy tắc làm người khi xem xét vạn vật – thí dụnhư sự tôn sùng thần thánh và vâng lời cha mẹ - vào nhóm các quy luật tự nhi ên.Ngược lại, chúng thường mô tả các quá trình vật lí theo ngôn từ luật pháp và tinrằng chúng cần phải được thúc ép, mặc dù các vật cần phải “tuân theo” những quyluật bất di bất dịch. Nếu bạn nghĩ rằng thật khó khiến người ta tuân thủ luật giaothông, thì hãy tưởng tượng việc thuyết phục một tiểu hành tinh chuyển động trongquỹ đạo hình elip thử xem. Truyền thống này tiếp tục ảnh hưởng đến các nhà tư tưởng kế tục Hi Lạpnhiều thế kỉ sau đó. Vào đầu thế kỉ thứ 13, nhà triết lí Cơ đốc Thomas Aquinas(khoảng 1225 – 1274) đã chấp thuận quan điểm này và dùng nó để biện luận chosự tồn tại của Chúa. Ông viết “Rõ ràng [những vật vô tri vô giác] đi tới sự kết thúccủa chúng không phải bởi sự tình cờ, mà là có mục đích... Vì thế, có một nhân vậtsáng suốt nào đó mà thông qua bàn tay của người mọi thứ trong tự nhiên đi theotrật tự đến sự kết thúc của nó”. Đến tận thế kỉ thứ 16 sau này, nhà thiên văn vĩ đạingười Đức Johannes Kepler (1571 – 1630) còn tin rằng các hành tinh có sự cảmthụ giác quan và tuân thủ có ý thức theo những quy luật chuyển động mà “trí tuệ”của chúng mách bảo. Quan điểm rằng các quy luật tự nhiên phải được tuân thủ có ý thức phản ánhtiêu điểm quan tâm của người cổ đại về nguyên do tại sao vũ trụ hành xử như thế,thay vì lí giải nó hành xử như thế nào. Aristotle là một trong những người đềxướng hàng đầu cho cách tiếp cận như thế, ông bác bỏ quan điểm khoa học xâydựng có nguy ên tắc dựa trên sự quan sát. Vào thời cổ đại, phép đo chính xác vàtính toán toán học trong mọi trường hợp đều là khó. Kí hiệu cơ số 10 mà chúng tathấy tiện lợi trong số học chỉ mới ra đời vào khoảng năm 700 khi người Hindubước những sải chân vĩ đại đầu tiên hướng đến việc biến toán học thành một côngcụ đầy năng lực. Kí hiệu cho phép cộng và phép trừ vẫn chưa xuất hiện, mãi chođến thế kỉ 15. Và dấu bằng cũng như những chiếc đồng hồ có thể đo thời gian đếngiây cũng không hề có trước thế kỉ 16. Tuy nhiên, Aristotle không nhìn thấy những vấn đề trong đo đạc và tính toánlà những trở ngại cho sự phát triển c ...

Tài liệu được xem nhiều: