Danh mục

THIẾU MÁU CƠ TIM TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 314.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thiếu máu cơ tim hay còn gọi suy mạch vành là khái niệm được dùng rộng rãi trong cộng đồng để chỉ bệnh lý hẹp động mạch vành làm cho máu không đến nuôi tim đầy đủ.Động mạch vành là động mạch nào, có chức năng gì? Tim là một bộ phận có chức năng bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Sự làm việc liên tục, suốt ngày đêm như vậy sẽ cần một lượng lớn nănglượng. Động mạch vành là tên gọi của các động mạch dẫn máu (chất dinh dưỡng,năng lượng) đến nuôi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THIẾU MÁU CƠ TIM TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT THIẾU MÁU CƠ TIM TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ThS.Bs Lê Hồng Tuấn Thiếu máu cơ tim hay còn gọi suy mạch vành là khái niệm được dùng rộngrãi trong cộng đồng để chỉ bệnh lý hẹp động mạch vành làm cho máu không đếnnuôi tim đầy đủ. Động mạch vành là động mạch nào, có chức năng gì? Tim là một bộ phận có chức năng bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơthể. Sự làm việc liên tục, suốt ngày đêm như vậy sẽ cần một lượng lớn nănglượng. Động mạch vành là tên gọi của các động mạch dẫn máu (chất dinhdưỡng,năng lượng) đến nuôi tim để cho tim có thể hoàn thành chức năng của nó. Nguyên nhân của bệnh ĐM vành? Hầu hết các trường hợp bệnh động mạch vành là do xơ vữa động mạch gâyra. Hiện nay, khi nói đến nguyên nhân của bệnh lý ĐM vành người ta dùng đếnkhái niệm yếu tố nguy cơ của bệnh ĐM vành. Yếu tố nguy cơ của bệnh ĐM vành là những yếu tố nào? Đó là: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu (LDL cao, HDI thấp, Triglyceridecao). Hút thuốc lá, Béo phì, Đái tháo đường, gia đình có người bị bệnh ĐM vànhsớm, tuổi cao… Tỷ lệ bệnh mạch vành ở người đái tháo đường và người bình thường cókhác nhau không? Một nghiên cứu cho thấy: so với người bình thường, bệnh nhân đái tháođường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng gấp 2 - 4 lần.Bệnh nhân đái tháođường có hẹp hay tắc động mạch vành nhiều gấp 3 lần người bình thường. Hơn 75% bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì các biến chứng tim mạch.Tổn thương động mạch nuôi tim (động mạch vành) sẽ gây thiếu máu cơ tim, nhồimáu cơ tim, suy tim, chết đột ngột. Điều này nói lên rằng người mắc bệnh đái tháođường dễ bị nhồi máu cơ tim hơn những người không mắc bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch nguyhiểm nào? Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp2-10 lần so với người bình thường .Có tới 50% bệnh nhân đái tháo đường bị tửvong ở lần nhồi máu cơ tim đầu tiên.Theo ước tính, có khoảng 30% bệnh nhân vàoviện vì nhồi máu cơ tim mắc đái tháo đường, Hơn 75% bệnh nhân đái tháo đườngnhập viện vì các biến chứng tim mạch và hẹp động mạch vành diễn biến âm thầm,bệnh nhân không có cảm giácđau. Những biểu hiện triệu chứng của bệnh động mạch vành ở bệnh nhânđái tháo đường. Một đặc điểm rất quan trọng phải luôn luôn nhấn mạnh, đó là biểu hiện lâmsàng bệnh mạch vành ở các bệnh nhân đái tháo đường rất nghèo nàn. Rất nhiềubệnh nhân bị thiếu máu cơ tim, thậm chí nhồi máu cơ tim nặng mà không hề biết. Chính vì lý do đó, những bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ phải thường xuyên đikiểm tra tim mạch định kỳ mới có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của thiếu máucục bộ cơ tim. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng bằng cơn đauthắt ngực (cơn đau thắt sau xương ức, đau có cảm giác như bóp nghẹt tim, lan lênvai trái, cằm hoặc cánh tay trái); hoặc cảm giác tức nặng ngực trái, hồi hộp đánhtrống ngực... Trước tất cả các dấu hiệu bất thường, dù là rất nhỏ, người bệnh cũng cầnđược khám xét kỹ lưỡng về tim mạch Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì để hạn chế nguy cơ. Bệnh nhân đái tháo đường có tỉ lệ biến chứng tim mạch cao hơn người bìnhthường và tiên lượng bệnh nặng hơn. Vì vậy khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểmtra thường xuyên các nguy cơ tim mạch. Để phòng biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường, người bệnhphải bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp mục tiêu đạt HA dưới 135/85 mmHg. Biệnpháp tốt nhất là tăng tập thể dục đều đặn, giảm cân, cần phối hợp ăn kiêng với tậpthể dục, người mập giảm 10% trọng lượng cơ thể, hạn chế ăn muối, uống thuốckiểm soát HA. Còn để điều trị rối loạn lipid máu cần giảm cân, không ăn mỡ động vật, ănthức ăn nhiều chất xơ, nên uống thuốc giảm mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ. Để kiểm soát đường máu, nên đưa đường máu lúc đói đến gần bình thường,thay đổi cách sống, tăng vận động, không ăn ngọt, hạ đường máu bằng cách uốngthuốc viên hay chích insuline. Về vận động, nên tập thể dục tối thiểu 30 phút/lần,3-4 lần/tuần.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: