Sức mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tưởng - triết lý Chế Lan Viên từng nhiều lần phát biểu quan niệm thơ của mình, trong đó ông nhấn mạnh: "Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh, không chỉ ở hời mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan" (Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...). Tư duy thơ của Chế Lan Viên có cách tiếp cận riêng với đời sống. Không dừng lại ở xúc cảm, ở bề ngoài của sự vật hiện tượng cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ muốn khám...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ Chế Lan Viên Thơ Chế Lan Viên 1. Sức mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tưởng - triết lý Chế Lan Viên từng nhiều lần phát biểu quan niệm thơ của mình, trong đó ôngnhấn mạnh: Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh, không chỉ ở hời mà còn đập bàn,quát tháo, lo toan (Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...). Tư duy thơ của Chế Lan Viêncó cách tiếp cận riêng với đời sống. Không dừng lại ở xúc cảm, ở bề ngoài của sự vậthiện tượng cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ muốn khám phá sự vật ở cái bề sâu, ở cáibề sau, ở cái bề xa. Trí tuệ của nhà thơ hướng tới nắm bắt cái ý nghĩa triết lí hàm ẩntrong mỗi hiện tượng, và bằng tưởng tượng, liên tưởng, mà liên kết các sự vật, hiệntượng trong nhiều mối tương quan từ đó làm nảy lên những ý nghĩa sâu sắc. Cuộcsống hiện ra trong thơ Chế Lan Viên, vì thế, không chỉ như nhà thơ xúc cảm về nó, màcòn - và điều này quan trọng hơn - như nhà thơ suy nghĩ về nó. Cuộc sống đi vàotrong thơ vì thế mà có thể ít đi phần nào cái cụ thể, chi tiết, sinh động, cái non tơtươi tắn của nó, nhưng lại được làm giàu thêm ở một phía khác ở sức khái quát triết lý,ở sự hư ảo biến hóa, ở sự đa diện và đa dạng của các điểm nhìn, của các quan hệ... Tuy nhiên, cũng dễ nhận ra rằng khi nào trí tuệ chưa đi liền với xúc cảm, hoặcnhững suy nghĩ chưa bắt dễ sâu vào trong thực tiễn sống động của đời sống mà nặngmàu sắc tư biện trừu tượng thì câu thơ, đoạn thơ dễ rơi vào khô khan hoặc cầu kì, xalạ. Nhà thơ đã huy động vào trong công việc sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lựcvà thao tác tư duy như phân tích, so sánh, khái quát hóa, triết lý và một vốn văn hóa,tri thức phong phú, nhiều mặt. Do cách nhìn ấy, thơ Chế Lan Viên không thiên về cảmxúc, cảm giác mà thâm nhập vào bề sâu và các bình diện của mỗi sự vật, hiện tượng,đặt nó trong nhiều mối tương quan để phát hiện những ý nghĩa tiềm ẩn mới mẻ, gâyhứng thú và gợi suy nghĩ cho người đọc. Mỗi ý thơ, mỗi hình tượng thường được tácgiả lật đi lật lại, để xem xét các mặt của nó, được đẩy tới tận cùng bằng cách đào sâu,mở rộng, đối sánh với các sự vật và hiện tượng khác. Vì thế thường bắt gặp trong thơChế Lan Viên những cách khai triển tú thơ như: Em đi như chiều đi Gọi chim vườn bay hết Em về tựa mai về Rừng non xanh lộc biếc Em ở, trời trưa ở Nắng sáng màu xanh tre (Tình ca ban mai) Không ai có thể ngủ yên trong đời chật Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt, Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt, Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng... (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?) Năng lực khái quát đi liền với thiên hướng triết lý là một phương diện cơ bảnlàm nên sức hấp dẫn trí tuệ của thơ Chế Lan Viên. Triết lý ở thơ Chế Lan Viên vừadựa vào kinh nghiệm, trải nghiệm, vừa dựa vào trí tuệ sắc sảo, thông minh, và vốn trithức văn hóa phong phú. Cố nhiên, những triết lý trong thơ chỉ có thể đạt được hiệuquả tối đa khi nó là kết quả tổng hợp của cả trí tuệ và trải nghiệm cả suy nghĩ và cảmxúc. Chế Lan Viên cũng không hiếm trường hợp đạt đến sự thành công như vậy. 2. Khai thác triệt để các tương quan đối lập Tư duy thơ của Chế Lan Viên đặc biệt nhạy bén trong sự phát hiện nhữngtương quan đối lập. Nhà thơ nhìn sự vật trong các mặt đối lập, đặt các hiện tượngtương phản bên nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây đượchứng thú thẩm mỹ bất ngờ. Khai thác các tương quan này là phương thức phổ biến đểtạo ý và cấu tứ trong thơ Chế Lan Viên, nó cũng là một hình thức quan trọng để sángtạo và liên kết các hình ảnh thơ. Thường gặp trong thơ Chế Lan Viên là các mối tươngquan giữa các phạm trù quá khứ và hiện tại, dân tộc và nhân loại, nội dung và hìnhthức, chủ thể và khách thể, còn và mất... Cũng rất phổ biến trong thơ Chế Lan Viên lànhững hình ảnh đối lập, chuyển hóa - Xưa phù du mà nay đã phù sa - Xưa bay đi mà nay không trôi mất. - Người dưới vực sâu vẫn cứu kẻ trên bờ - Nếu dưới vực sâu còn dũng khí - Ta nấu xích xiềng ta làm súng đạn - Người ngã xuống tựa máu mình mà đứng dậy - Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng - Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất - Một cái hôn cân vạn ngày lửa đạn Khai thác các tương quan đối lập không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật mà đãtrở thành một nét đặc trưng của tư duy thơ, chi phối cái nhìn nghệ thuật của Chế LanViên 3. Năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú Trí tuệ sắc sảo ở Chế Lan Viên gắn liền với năng lực sáng tạo hình ảnh hết sứcdồi dào và đa dạng. Có thể nói, Chế Lan Viên cảm nhận, suy nghĩ về mọi điều bằnghình ảnh và hình ảnh lại khêu gợi, kích thích cho sự suy tưởng của nhà thơ càng vươnxa - sức mạnh của thơ Chế Lan Viên nổi trội cả ở ...