Danh mục

Thơ chữ Hán viết về Ninh Bình của Thám Hoa Vũ Phạm Hàm

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 86.89 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vũ Phạm Hàm là một danh nhân văn hóa nổi tiếng của nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Năm 1899 ông được triều đình giao đảm nhiệm chức Đốc học tỉnh Ninh Bình. Vùng đất Ninh Bình với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. . . nổi tiếng đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong thơ ông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ chữ Hán viết về Ninh Bình của Thám Hoa Vũ Phạm HàmJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00031Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 40-44This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THƠ CHỮ HÁN VIẾT VỀ NINH BÌNH CỦA THÁM HOA VŨ PHẠM HÀM Ngô Thị Thu Trang Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Vũ Phạm Hàm là một danh nhân văn hóa nổi tiếng của nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Năm 1899 ông được triều đình giao đảm nhiệm chức Đốc học tỉnh Ninh Bình. Vùng đất Ninh Bình với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. . . nổi tiếng đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong thơ ông. Tác giả không chỉ say sưa với vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn thể hiện tình cảm yêu mến, sự ngợi ca các vị hoàng đế, danh nhân văn hóa như vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, Trương Hán Siêu. Qua những bài thơ viết về Ninh Bình người đọc có thể cảm nhận được sự gắn bó, yêu quý, trân trọng vùng đất này và cao hơn là tình yêu quê hương đất nước của Thám hoa Vũ Phạm Hàm. Từ khóa: Thơ chữ Hán, Ninh Bình, Vũ Phạm Hàm, thế kỉ XIX, tình yêu đất nước.1. Mở đầu Vũ Phạm Hàm (1864 – 1906) là vị Thám hoa cuối cùng và là một trong ba vị Tam nguyêntriều Nguyễn (cùng với Nguyễn Khuyến, Trần Bích San). Ông được coi là danh nhân văn hóa cónhiều đóng góp đối với đất nước. Ở lĩnh vực văn học, ông đã để lại nhiều trước tác giá trị với “nộidung, nghệ thuật sâu sắc, có nhiều hình tượng nghệ thuật mà giới yêu thơ thán phục” [4;964]. Cảcuộc đời ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Trong khoảng từ năm 1890 đếnnăm 1906 ông làm đốc học và giữ chức án sát ở nhiều tỉnh. Những vùng đất ông từng trải qua đềuđể lại dấu ấn trong sáng tác của ông như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hải Phòng, Hà Nội, CầuĐơ (Hà Đông) [2]. . . trong đó có thể nói Ninh Bình là nơi đã ghi dấu đậm nét hơn cả. Trong bốicảnh nghiên cứu về Vũ Phạm Hàm tương đối đa dạng hiện nay, bài viết của chúng tôi về thơ chữHán viết về Ninh Bình của Thám hoa Vũ Phạm Hàm hi vọng mang đến một cái nhìn sắc nét trongmột khía cạnh nhỏ hãy còn bỏ ngỏ.2. Nội dung nghiên cứu Năm Thành Thái thứ 11 (1899) Vũ Phạm Hàm được triều đình bổ giữ chức đốc học tỉnhNinh Bình. Năm Thành Thái thứ 13 (1901) cụ Vũ Phạm Dự, thân sinh của Vũ Phạm Hàm từ trần,ông xin cáo nghỉ về quê để tang. Tiếp đó ông được bổ đi làm đốc học tỉnh Phù Lỗ. Như vậy quãngthời gian Vũ Phạm Hàm làm việc tại Ninh Bình không nhiều (tất nhiên trong cuộc đời mình có thểcòn nhiều dịp khác ông đến Ninh Bình) nhưng trong thơ chúng ta thấy rất nhiều bài ông ghi lạicảm xúc về cảnh vật và con người nơi đây. Khu vực Ninh Bình là nơi sơn thủy hữu tình với nhiềudanh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. . . nổi tiếng; có sông suối, núi non, hang động và các di tíchNgày nhận bài: 15/1/2015 Ngày nhận đăng: 04/5/2015Liên hệ: Ngô Thị Thu Trang, e-mail: ngothutrang2007@gmail.com40 Thơ chữ Hán viết về Ninh Bình Của Thám hoa Vũ Phạm Hàmgắn với hai triều đại Đinh, Tiền Lê. Những cảnh đẹp của vùng đất này như động Nham Sơn, độngBàn Long, sông Thanh Quyết, núi Tam Điệp, núi Dục Thúy, núi Hồi Hạc, núi Diên Xí, núi KiềmCổ (núi Kẽm Trống), núi Mã Yên, núi Trạng Nguyên. . . đều được ông khắc họa một cách sinhđộng và hấp dẫn. Ông cũng đến thăm động Liên Hoa – nơi ở cũ của Phạm Văn Nghị, đến thămmiếu vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, Trương Hán Siêu và bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, sựphẩm bình của mình. Ông đã đưa vào thơ mình những bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, rộng lớn, cảnh nào cũngcó dáng dấp riêng và hết sức kì vĩ. Khi dạo trên những con đường núi gập ghềnh, gian nan hiểmtrở, ngồi trên thuyền ngắm nhìn dòng sông hay cùng học trò khám phá các hang động, tác giả đềuthể hiện sự say sưa và thích thú của mình. Đến động Bàn Long ở thôn Khê Đầu, huyện Hoa Lư,ông ghi lại cảnh trí thơ mộng nơi đây: Quần sơn tủng lân giáp, (Rặng núi cao vút tựa vảy rồng, Nhất hác tụ vân yên. Trong hẻm núi tụ khói mây.) (Bàn Long động) (Động Bàn Long) Cảnh trời mây, sông nước hiền hòa trong đêm đi chơi động Nham Sơn - một hang động đẹpnằm ở xã Địch Lộng huyện Gia Viễn - khiến nhà thơ có cảm giác nhẹ nhàng, lâng lâng, thoát tục: Dạ sắc phù không tế, (Cảnh đêm bồng bềnh giữa bầu trời, Thương mang nhất vọng trung. Mênh mang trong tầm mắt. Trường giang dũng tân nguyệt, Trăng non nhô lên trên dải sông dài, Đoản trạo phiếm vi phong. Mái chèo nhỏ lướt trong làn gió nhẹ.) (Giai chư sinh du Nham Sơn động thừa dạ (Cùng học trò đi chơi động Nham Sơn, nhân phiếm chu tác) đê ...

Tài liệu được xem nhiều: