Danh mục

Thơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế 1975-2015

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 399.74 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước năm 1975, trên phạm vi cả nước, thơ thiếu nhi chưa thực sự được quan tâm. Nhưng sau năm 1975 đến nay, mảng thơ này đã dần được chú ý nhiều hơn. Tại Thừa Thiên Huế, thành tựu thơ thiếu nhi gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Đỗ Văn Khoái, Nguyễn Loan, Nguyễn Lãm Thắng. Những tập thơ của các tác giả đã thật sự là” phù sa” nuôi dưỡng mảnh đất thơ thiếu nhi giữa lúc khô cằn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế 1975-2015 THƠ THIẾU NHI THỪA THIÊN HUẾ 1975 - 2015 TRẦN THỊ ÁI NHI Khoa Giáo dục Mầm non Tóm tắt: Trước năm 1975, trên phạm vi cả nước, thơ thiếu nhi chưa thực sự được quan tâm. Nhưng sau năm 1975 đến nay, mảng thơ này đã dần được chú ý nhiều hơn. Tại Thừa Thiên Huế, thành tựu thơ thiếu nhi gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Đỗ Văn Khoái, Nguyễn Loan, Nguyễn Lãm Thắng. Những tập thơ của các tác giả đã thật sự là” phù sa” nuôi dưỡng mảnh đất thơ thiếu nhi giữa lúc khô cằn. Tiếng thơ hướng về trẻ em, về thiên nhiên con người xứ Huế nói riêng và quê hương đất nước nói chung đã có chỗ đứng ổn định trong lòng độc giả thông qua hình thức biểu đạt sáng tạo. Vì thế, thành tựu thơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975 – 2010 là điều không thể phủ nhận. Từ khóa: Thơ thiếu nhi, thành tựu Thừa Thiên Huế 1975 – 2010, hình thức biểu đạt, Lâm Thị Mỹ Dạ, Đỗ Văn Khoái, Nguyễn Lãm Thắng…1. MỞ ĐẦUSau năm 1975, trong sự vận động của văn học Cố đô có một dòng chảy lặng lẽ nhưng lạicó sức sống mãnh liệt, đó chính là thơ thiếu nhi của những tác giả hoặc sinh ra hoặc đangcông tác, sinh sống tại vùng đất cổ kính này. Văn học thiếu nhi Thừa Thiên Huế giai đoạnnày vận động trong những biến động kinh tế, chính trị lớn. Ngày 26/3/1975, Thừa ThiênHuế được giải phóng hoàn toàn, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng miềnNam, thống nhất Tổ quốc, cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 15/7/1989, tỉnhThừa Thiên Huế được tái lập, trên cơ sở tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên, sau mười ba nămsát nhập. Những biến động đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự xáo trộn đội ngũ sángtác cho các em. Phần lớn những tác giả gốc ở Quảng Bình hay Quảng Trị luôn ấp ủ mongước được trở về xây dựng nền văn nghệ quê hương. Nay, họ đã có cơ hội để thực hiệnước mơ ấy. Góp nhặt lại cũng chỉ còn một số tác giả tự nguyện ở lại gắn bó với công cuộcđổi mới văn thơ tại Thừa Thiên Huế. Các tập thơ thiếu nhi của họ ra đời là kết quả củatình yêu, trách nhiệm với trẻ thơ và được độc giả các thế hệ trân quý. Những điểm nhấntrên hành trình 40 năm qua có thể kể đến Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Dạ Thi với tập thơ Mẹvà con, Đỗ Văn Khoái với tập thơ Phía ngoài ô cửa và Nguyễn Lãm Thắng với tập thơGiấc mơ buổi sáng.2. NỘI DUNG2.1. Đội ngũ sáng tácTrên chặng đường 40 năm sáng tác, đội ngũ viết cho thiếu nhi tại Thừa Thiên Huế có sựchuyển biến về số lượng cũng như chất lượng. Giai đoạn 1975 – 1986, xuất hiện với vaitrò khai sáng mảng thơ thiếu nhi tại Thừa Thiên Huế có thể kể đến các tác giả như PhùngQuán, Lâm Thị Mỹ Dạ. Hai tác giả này bắt đầu viết thơ thiếu nhi từ những ngày đầu của 208KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018năm 1975. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ có rất nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi, in trong nhiềutập thơ khác nhau như: Trái tim nỗi nhớ (1974), Bài thơ không năm tháng (1983), Háituổi em đầy tay (1988). So với Lâm Thị Mỹ Dạ, thì lượng thơ mà tác giả Phùng Quán viếtthơ cho thiếu nhi không nhiều. Tuy nhiên, những bài thơ như Cây cọ, Cây dứa, Cây xươngrồng, Hoa cứt lợn... cũng là những đóng góp đáng kể của tác giả tự truyện Tuổi thơ dữdội. Tiếp nối hành trình sáng tác thơ thiếu nhi còn có tác giả Đỗ Văn Khoái. Là một họasĩ nhưng tác giả lại thành công ngay ở tập thơ đầu tay Phía ngoài ô cửa (1996) với giảithưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ II. Tập thơ đã làm nên tên tuổi của tác giả trênmảnh đất mà thơ thiếu nhi còn vắng hoe. Cùng thời với Đỗ Văn Khoái còn có các nhà thơkhác như Hoàng Vũ Thuật, Hải Kỳ, Lê Đình Ty, Đỗ Hoàng, Lê Thị Mây, Mai Văn Hoan,Nguyễn Quang Lập…Trong giai đoạn 1986 – 2015, đội ngũ sáng tác thơ thiếu nhi mang những sắc màu tươi mới.Tiêu biểu là tác giả Nguyễn Lãm Thắng với tập thơ Giấc mơ buổi sáng. 345 bài thơ thiếunhi của nhà thơ – nhà giáo này đã cho ta một cái nhìn đa chiều về thế giới tuổi thơ ngâythơ, trong sáng. Tác giả Nguyễn Loan lại đằm thắm, giản dị và chan chứa ân tình nhưngkhông kém phần sinh động trong hai tập thơ Chàng ca sĩ bình minh và Trong vườn cổ tích.Không chỉ vậy, thơ thiếu nhi giai đoạn này còn có sự góp mặt của một số gương mặt khácnhư Võ Quê, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Trương Khánh Thi, Nguyễn Hoàng Anh Thư…Kế tiếp những thành tựu đã có, thơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế tiếp tục vươn lên mạnh mẽ,cùng với đó là những tác phẩm thơ đáng được ghi nhận.2.2. Quan niệm sáng tácÝ thức được cái chất non tơ cần có trong thơ viết cho trẻ, các tác giả Thừa Thiên Huế nhưcùng tựu về với quan điểm: “Thơ dành cho trẻ con nên hạn chế bớt yếu tố chính trị vì nócó thể làm mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ cũng như khó đọng lại trong lòng trẻ”.Thật vậy, những vần thơ mà các tác giả viết riêng cho trẻ ...

Tài liệu được xem nhiều: