THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG – PHẦN 2
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 160.92 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đau: Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan (ngoại trừ ở cột sống khi có chèn ép rễ và dây thần kinh). - Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều.- Đau nhiều có co cơ phản ứng.2- Hạn chế vận động: Các động tác của khớp bị thoái hóa có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG – PHẦN 2 THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG – PHẦN 2IV- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: 1- Đau: Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan (ngoại trừ ở cột sống khicó chèn ép rễ và dây thần kinh). - Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khivận động hay thay đổi tư thế. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết,sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều. - Đau nhiều có co cơ phản ứng. 2- Hạn chế vận động: Các động tác của khớp bị thoái hóa có hạn chế, mức độ hạn chế không nhiềuvà có thể chỉ hạn chế một số động tác. Hạn chế động tác chủ động và thụ động. Dohạn chế vận động, cơ vùng thương tổn có thể bị teo. Một số bệnh nhân có dấu hiệu“phá gỉ khớp” vào buổi sáng hoặc lúc mới bắt đầu hoạt động. 3- Biến dạng: Không biến dạng nhiều như ở các khớp khác (viêm khớp, goutte). Biến dạngở đây do các gai xương mọc thêm ở đầu xương, ở cột sống biến dạng hình thức gù,vẹo, cong lõm. 4- Các dấu hiệu khác: - Teo cơ: do ít vận động. - Tiếng lạo xạo khi vận động: ít có giá trị vì có thể thấy ở người bình thườnghoặc ở các bệnh khác. - Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng xung huyết và tiếtdịch ở màng hoạt dịch.V- CẬN LÂM SÀNG: 1- X quang có ba dấu hiệu cơ bản: - Hẹp khe khớp: Hẹp không đồng đều, bờ không đều. Ở cột sống biểu hiệnbằng chiều cao đĩa đệm giảm. Hẹp nhưng không dính khớp. - Đặc xương dưới sụn: phần đầu xương, hõm khớp, mâm đốt sống có hìnhđậm đặc, thấy một số hốc nhỏ sáng hơn. - Mọc gai xương: gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương sụn và màng hoạt dịch,ở rìa ngoài của thân đốt sống. Gai xương có hình thô và đậm đặc. 2- Các xét nghiệm khác: - Các xét nghiệm toàn thân không có gì thay đổi. - Dịch khớp: biểu hiện tính chất tràn dịch cơ giới có màu vàng chanh, cácthành phần cũng tương đối ở mức bình thường. - Nội soi khớp: chỉ mới được soi ở khớp gối. Thấy những tổn th ương thoái hóacủa sụn khớp, phát hiện các mảnh sụn rơi trong ổ khớp. - Sinh thiết màng hoạt dịch: thấy các hiện tượng xung huyết và xơ hóa.VI- ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH THEO YHHĐ: A- ĐIỀU TRỊ: Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các động tác cơ giới quá mức ở khớp và cột sống.1- Điều trị nội khoa: dùng các thuốc giảm đau và chồng viêm không steroid như Aspirine, Indomethacine, Voltaren, Profenid, Felden, Meloxicam …2- Các phương pháp vật lý:- Các bài thể dục cho từng vị trí thoái hóa.- Điều trị bằng tay: xoa bóp - kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động thụ động.- Điều trị bằng nước khoáng.- Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình.3- Điều trị ngoại khoa:- Chỉnh lại dị dạng các khớp bằng cách đục và khoét xương.- Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách cắt vòng cung sau hay lấy phần thoát vị.B- PHÒNG BỆNH: Trong cuộc sống hàng ngày.- Chống các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang, vác, đẩy, xách, nâng … - Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng, dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm. - Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp. - Khám trẻ em, chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp (vòng kiềng, chân cong). - Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.VII- QUAN NIỆM BỆNH THEO YHCT: Với mô tả về triệu chứng học trên, thì thoái hóa khớp nằm trong phạm trùchứng Tý và chứng Tích Bối thống. 1- Chứng Tý: (xem nguyên nhân và bệnh sinh Tý chứng trong viêm khớp dạng thấp) bao gồm các biểu hiện: - Ở khớp: đau mỏi các khớp, mưa lạnh ẩm thấp đau tăng hoặc dễ tái phát lại, đêm đau nhiều, vận động đi lại đau tăng lên, hoặc có khi đau dữ dội ở một khớp, chườm nóng thì đỡ. - Toàn thân: có triệu chứng Can Thận hư như đau lưng, ù tai, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối mỏi, mạch trầm tế, hoặc khí huyết hư. 2- Chứng Tích bối thống: (đau ở vùng lưng). Sống lưng là nơi đi qua của mạch Đốc và kinh Túc Thái dương. Kinh Túc Thái dương phân bố nông ở vùng lưng: Bối. Đốc mạch đi sâu trong cột sống: Tích. Gây bệnh ở 2 kinh này có thể do Phong Hàn Thấp cùng lẫn lộn xâm nhập gây bệnh, có thể do Hàn tà nhân khi Vệ khí yếu mà gây bệnh. Cả hai cùng chủ về dương khí, nhưng khi phát hiện bệnh thì bệnh ở Tích có biểu hiện là Lý chứng và bệnh ở Bối có biểu hiện là Biểu chứng. Tích thống ít có thực chứng và Bối thống ít có Hư chứng. - Tích thống: Đau dọc vùng giữa sống lưng, không ưỡn thẳng người được, ngẫu nhiên ưỡn thẳng người được thì khó chịu mà cũng không duy trì tư thế thẳng lâu được. Cảm giác lạnh ở sống lưng. Tiểu tiệ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG – PHẦN 2 THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG – PHẦN 2IV- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: 1- Đau: Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan (ngoại trừ ở cột sống khicó chèn ép rễ và dây thần kinh). - Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khivận động hay thay đổi tư thế. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết,sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều. - Đau nhiều có co cơ phản ứng. 2- Hạn chế vận động: Các động tác của khớp bị thoái hóa có hạn chế, mức độ hạn chế không nhiềuvà có thể chỉ hạn chế một số động tác. Hạn chế động tác chủ động và thụ động. Dohạn chế vận động, cơ vùng thương tổn có thể bị teo. Một số bệnh nhân có dấu hiệu“phá gỉ khớp” vào buổi sáng hoặc lúc mới bắt đầu hoạt động. 3- Biến dạng: Không biến dạng nhiều như ở các khớp khác (viêm khớp, goutte). Biến dạngở đây do các gai xương mọc thêm ở đầu xương, ở cột sống biến dạng hình thức gù,vẹo, cong lõm. 4- Các dấu hiệu khác: - Teo cơ: do ít vận động. - Tiếng lạo xạo khi vận động: ít có giá trị vì có thể thấy ở người bình thườnghoặc ở các bệnh khác. - Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng xung huyết và tiếtdịch ở màng hoạt dịch.V- CẬN LÂM SÀNG: 1- X quang có ba dấu hiệu cơ bản: - Hẹp khe khớp: Hẹp không đồng đều, bờ không đều. Ở cột sống biểu hiệnbằng chiều cao đĩa đệm giảm. Hẹp nhưng không dính khớp. - Đặc xương dưới sụn: phần đầu xương, hõm khớp, mâm đốt sống có hìnhđậm đặc, thấy một số hốc nhỏ sáng hơn. - Mọc gai xương: gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương sụn và màng hoạt dịch,ở rìa ngoài của thân đốt sống. Gai xương có hình thô và đậm đặc. 2- Các xét nghiệm khác: - Các xét nghiệm toàn thân không có gì thay đổi. - Dịch khớp: biểu hiện tính chất tràn dịch cơ giới có màu vàng chanh, cácthành phần cũng tương đối ở mức bình thường. - Nội soi khớp: chỉ mới được soi ở khớp gối. Thấy những tổn th ương thoái hóacủa sụn khớp, phát hiện các mảnh sụn rơi trong ổ khớp. - Sinh thiết màng hoạt dịch: thấy các hiện tượng xung huyết và xơ hóa.VI- ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH THEO YHHĐ: A- ĐIỀU TRỊ: Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các động tác cơ giới quá mức ở khớp và cột sống.1- Điều trị nội khoa: dùng các thuốc giảm đau và chồng viêm không steroid như Aspirine, Indomethacine, Voltaren, Profenid, Felden, Meloxicam …2- Các phương pháp vật lý:- Các bài thể dục cho từng vị trí thoái hóa.- Điều trị bằng tay: xoa bóp - kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động thụ động.- Điều trị bằng nước khoáng.- Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình.3- Điều trị ngoại khoa:- Chỉnh lại dị dạng các khớp bằng cách đục và khoét xương.- Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách cắt vòng cung sau hay lấy phần thoát vị.B- PHÒNG BỆNH: Trong cuộc sống hàng ngày.- Chống các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang, vác, đẩy, xách, nâng … - Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng, dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm. - Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp. - Khám trẻ em, chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp (vòng kiềng, chân cong). - Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.VII- QUAN NIỆM BỆNH THEO YHCT: Với mô tả về triệu chứng học trên, thì thoái hóa khớp nằm trong phạm trùchứng Tý và chứng Tích Bối thống. 1- Chứng Tý: (xem nguyên nhân và bệnh sinh Tý chứng trong viêm khớp dạng thấp) bao gồm các biểu hiện: - Ở khớp: đau mỏi các khớp, mưa lạnh ẩm thấp đau tăng hoặc dễ tái phát lại, đêm đau nhiều, vận động đi lại đau tăng lên, hoặc có khi đau dữ dội ở một khớp, chườm nóng thì đỡ. - Toàn thân: có triệu chứng Can Thận hư như đau lưng, ù tai, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối mỏi, mạch trầm tế, hoặc khí huyết hư. 2- Chứng Tích bối thống: (đau ở vùng lưng). Sống lưng là nơi đi qua của mạch Đốc và kinh Túc Thái dương. Kinh Túc Thái dương phân bố nông ở vùng lưng: Bối. Đốc mạch đi sâu trong cột sống: Tích. Gây bệnh ở 2 kinh này có thể do Phong Hàn Thấp cùng lẫn lộn xâm nhập gây bệnh, có thể do Hàn tà nhân khi Vệ khí yếu mà gây bệnh. Cả hai cùng chủ về dương khí, nhưng khi phát hiện bệnh thì bệnh ở Tích có biểu hiện là Lý chứng và bệnh ở Bối có biểu hiện là Biểu chứng. Tích thống ít có thực chứng và Bối thống ít có Hư chứng. - Tích thống: Đau dọc vùng giữa sống lưng, không ưỡn thẳng người được, ngẫu nhiên ưỡn thẳng người được thì khó chịu mà cũng không duy trì tư thế thẳng lâu được. Cảm giác lạnh ở sống lưng. Tiểu tiệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 164 0 0 -
38 trang 163 0 0
-
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 153 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 150 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 149 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 121 0 0 -
40 trang 99 0 0
-
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 96 0 0 -
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 91 0 0 -
40 trang 66 0 0