Thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 415.27 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở nghiên cứu về chữ “quân” trong An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký và các thư tịch cổ như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư… Bài viết kết luận danh xưng Thanh Hóa ra đời vào năm 1029 (niên hiệu Thiên Thành thứ 2, triều vua Lý Thái Tông).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA DANH XƯNG THANH HÓA PGS.TS. Trần Văn Thức1 TS. Nguyễn Hữu Tâm2 Tóm tắt: Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã 3 lần tổ chức hội thảo khoa học đểxác định thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa với tư cách là một đơn vị hành chínhtrực thuộc Trung ương. Có nhiều quan điểm đã được đưa ra, chủ yếu dựa trên nguồn tư liệubi ký và thư tịch cổ, đáng lưu ý là 2 mốc thời gian: năm 1010 và 1029. Trên cơ sở nghiên cứuvề chữ “quân” trong An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký và các thư tịch cổ như Việt sử lược, ĐạiViệt sử ký toàn thư… bài viết kết luận danh xưng Thanh Hóa ra đời vào năm 1029 (niên hiệuThiên Thành thứ 2, triều vua Lý Thái Tông). Đồng thời, căn cứ thêm vào thông lệ thời gian tiếnhành các công việc trọng đại của triều đình thời quân chủ và lịch biểu, tác giả bài viết dự đoánngày ra đời danh xưng Thanh Hóa có thể lựa chọn trong các ngày từ mồng 2 tháng 5 (tức ngày18 tháng 7 năm 1029) đến ngày 14 tháng 5 (tức ngày 30 tháng 7 năm 1029) năm Kỷ Tỵ. Từ khóa: Danh xưng Thanh Hóa, thời điểm ra đời, triều Lý. 1. Thêm một cách hiểu chữ quân 軍trong tấm bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí Hầu như các bài nghiên cứu đều đưa ra những cứ liệu để xác định thời điểm xuất hiệncủa danh xưng Thanh Hóa, trong đó tập trung vào 4 tấm bia có niên đại triều Lý được pháthiện tại các địa phương Thanh Hóa, có thể coi là những sử liệu thành văn thuyết phục nhấtcòn lại đến nay. Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến tấm bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí3do họcgiả Hoàng Xuân Hãn tiến hành sao rập từ năm 1943. Các nhà nghiên cứu văn bản học nhậnđịnh: “Văn bia đến nay đã khá mờ, không có dấu hiệu khắc lại. Xét về hình thức văn bia cũngnhư lối viết của văn bia, đây đúng là bia thời Lý”4. Nội dung của văn bia này đã được Hoàng Xuân Hãn công bố đầu tiên trong sách LýThường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, do nhà xuất bản Sông Nhị, Hà Nội, xuấtbản năm Kỷ Sửu 1949. Hoàng Xuân Hãn đã viết: “…Bia BA5 chép rõ ràng hơn. Bia ấy nói:Năm Nhâm Tuất, Hoàng đế đặc gia một quân ở trấn Thanh Hóa, ban cho ông làm phong ấp”6. Như vậy, ngay từ lần đầu tiên bia An Hoạch được công bố, nội dung đoạn viết về việcLý Thường Kiệt được phong ấp vào năm Nhâm Tuất (1082) dưới triều vua Lý Nhân Tôngliên quan đến địa danh hành chính của Thanh Hóa đã được dịch khác so với nguyên văn, tứclà Thanh Hóa đã trở thành trấn và thời kỳ đó quân tức là đạo quân. Do cách hiểu như vậy, nên1 Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa2 Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam3 Từ đây, xin được viết tắt là Bia An Hoạch (TG).4 Tuyển tập văn bia Thanh Hóa, tập 1, Văn bia thời Lý Trần, Nxb Thanh Hóa, tr.137.5 Bia BA, đây là cách viết tắt bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí, Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoạigiao và tông giáo triều Lý, Nxb Sông Nhị, Hà Nội xuất bản năm Kỷ Sửu 1949, theo bản introng La Sơn Yên HồHoàng Xuân Hãn (1908-1996), T.II, Trước tác (Phần II: Lịch sử), Nxb Giáo dục, 1998, H, tr.268.6 Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Sđd, tr.477.100 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIngay trong quyển sách về Lý Thường Kiệt, Hoàng Xuân Hãn đưa ra nhận định: “…Phải đợiđến năm 1082, Lý Nhân Tông mới đặt Thanh Hóa thành một trấn và Lý Thường Kiệt, có mộtđạo quân đóng luôn tại đó. Đạo quân đó giao cho Lý Thường Kiệt”7. Sau này vào năm 1997, khi bộ sách Thơ văn Lý - Trần được xuất bản, các dịch giả đãcông bố phần dịch như sau: “…Đến năm Nhâm Tuất (1082), nhà vua đặc biệt ban cho mộtquận Thanh Hóa, cho ông làm phong ấp. Châu mục đều ngưỡng mộ phong thanh, muôn dânđều mến mộ đức chính”8. Như vậy, các dịch giả bộ sách đã dịch từ quân thành từ quận, địadanh hành chính địa phương. Đến hội thảo năm 2011, Trịnh Khắc Mạnh trong bài viết, đưa ra phần dịch về văn bia AnHoạch sơn Báo Ân tự bi kí như sau: “Đến năm Nhâm Tuất (1082), nhà vua đặc ban thêm mộtquân (tương đương như quận) Thanh Hóa cho ông làm phong ấp, châu mục đều ngưỡng mộphong thanh, muôn dân đều mến đức chính”9. Chúng tôi lưu ý đến phần nội dung ngoặc đơn,theo thiển nghĩ đây chính là phần chú thích, hay giải thích của tác giả. Như vậy, chính là căncứ theo cách dịch của Thơ văn Lý - Trần, để Trịnh Khắc Mạnh có thể đưa ra nhận định quânlại tương đương như quận. Ở cả phần dịch của Thơ văn Lý - Trần và của Trịnh Khắc Mạnhđều không đưa ra giải thích vì sao lại dịch từ quân với nghĩa là quận. Chúng tôi xin đưa nguyên văn đoạn trích trong tấm bia, theo sách Tuyển tập văn biaThanh Hóa, tập 1, Văn bia thời Lý Trần do nhà xuất bản Thanh Hóa m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA DANH XƯNG THANH HÓA PGS.TS. Trần Văn Thức1 TS. Nguyễn Hữu Tâm2 Tóm tắt: Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã 3 lần tổ chức hội thảo khoa học đểxác định thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa với tư cách là một đơn vị hành chínhtrực thuộc Trung ương. Có nhiều quan điểm đã được đưa ra, chủ yếu dựa trên nguồn tư liệubi ký và thư tịch cổ, đáng lưu ý là 2 mốc thời gian: năm 1010 và 1029. Trên cơ sở nghiên cứuvề chữ “quân” trong An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký và các thư tịch cổ như Việt sử lược, ĐạiViệt sử ký toàn thư… bài viết kết luận danh xưng Thanh Hóa ra đời vào năm 1029 (niên hiệuThiên Thành thứ 2, triều vua Lý Thái Tông). Đồng thời, căn cứ thêm vào thông lệ thời gian tiếnhành các công việc trọng đại của triều đình thời quân chủ và lịch biểu, tác giả bài viết dự đoánngày ra đời danh xưng Thanh Hóa có thể lựa chọn trong các ngày từ mồng 2 tháng 5 (tức ngày18 tháng 7 năm 1029) đến ngày 14 tháng 5 (tức ngày 30 tháng 7 năm 1029) năm Kỷ Tỵ. Từ khóa: Danh xưng Thanh Hóa, thời điểm ra đời, triều Lý. 1. Thêm một cách hiểu chữ quân 軍trong tấm bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí Hầu như các bài nghiên cứu đều đưa ra những cứ liệu để xác định thời điểm xuất hiệncủa danh xưng Thanh Hóa, trong đó tập trung vào 4 tấm bia có niên đại triều Lý được pháthiện tại các địa phương Thanh Hóa, có thể coi là những sử liệu thành văn thuyết phục nhấtcòn lại đến nay. Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến tấm bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí3do họcgiả Hoàng Xuân Hãn tiến hành sao rập từ năm 1943. Các nhà nghiên cứu văn bản học nhậnđịnh: “Văn bia đến nay đã khá mờ, không có dấu hiệu khắc lại. Xét về hình thức văn bia cũngnhư lối viết của văn bia, đây đúng là bia thời Lý”4. Nội dung của văn bia này đã được Hoàng Xuân Hãn công bố đầu tiên trong sách LýThường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, do nhà xuất bản Sông Nhị, Hà Nội, xuấtbản năm Kỷ Sửu 1949. Hoàng Xuân Hãn đã viết: “…Bia BA5 chép rõ ràng hơn. Bia ấy nói:Năm Nhâm Tuất, Hoàng đế đặc gia một quân ở trấn Thanh Hóa, ban cho ông làm phong ấp”6. Như vậy, ngay từ lần đầu tiên bia An Hoạch được công bố, nội dung đoạn viết về việcLý Thường Kiệt được phong ấp vào năm Nhâm Tuất (1082) dưới triều vua Lý Nhân Tôngliên quan đến địa danh hành chính của Thanh Hóa đã được dịch khác so với nguyên văn, tứclà Thanh Hóa đã trở thành trấn và thời kỳ đó quân tức là đạo quân. Do cách hiểu như vậy, nên1 Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa2 Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam3 Từ đây, xin được viết tắt là Bia An Hoạch (TG).4 Tuyển tập văn bia Thanh Hóa, tập 1, Văn bia thời Lý Trần, Nxb Thanh Hóa, tr.137.5 Bia BA, đây là cách viết tắt bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí, Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoạigiao và tông giáo triều Lý, Nxb Sông Nhị, Hà Nội xuất bản năm Kỷ Sửu 1949, theo bản introng La Sơn Yên HồHoàng Xuân Hãn (1908-1996), T.II, Trước tác (Phần II: Lịch sử), Nxb Giáo dục, 1998, H, tr.268.6 Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Sđd, tr.477.100 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIngay trong quyển sách về Lý Thường Kiệt, Hoàng Xuân Hãn đưa ra nhận định: “…Phải đợiđến năm 1082, Lý Nhân Tông mới đặt Thanh Hóa thành một trấn và Lý Thường Kiệt, có mộtđạo quân đóng luôn tại đó. Đạo quân đó giao cho Lý Thường Kiệt”7. Sau này vào năm 1997, khi bộ sách Thơ văn Lý - Trần được xuất bản, các dịch giả đãcông bố phần dịch như sau: “…Đến năm Nhâm Tuất (1082), nhà vua đặc biệt ban cho mộtquận Thanh Hóa, cho ông làm phong ấp. Châu mục đều ngưỡng mộ phong thanh, muôn dânđều mến mộ đức chính”8. Như vậy, các dịch giả bộ sách đã dịch từ quân thành từ quận, địadanh hành chính địa phương. Đến hội thảo năm 2011, Trịnh Khắc Mạnh trong bài viết, đưa ra phần dịch về văn bia AnHoạch sơn Báo Ân tự bi kí như sau: “Đến năm Nhâm Tuất (1082), nhà vua đặc ban thêm mộtquân (tương đương như quận) Thanh Hóa cho ông làm phong ấp, châu mục đều ngưỡng mộphong thanh, muôn dân đều mến đức chính”9. Chúng tôi lưu ý đến phần nội dung ngoặc đơn,theo thiển nghĩ đây chính là phần chú thích, hay giải thích của tác giả. Như vậy, chính là căncứ theo cách dịch của Thơ văn Lý - Trần, để Trịnh Khắc Mạnh có thể đưa ra nhận định quânlại tương đương như quận. Ở cả phần dịch của Thơ văn Lý - Trần và của Trịnh Khắc Mạnhđều không đưa ra giải thích vì sao lại dịch từ quân với nghĩa là quận. Chúng tôi xin đưa nguyên văn đoạn trích trong tấm bia, theo sách Tuyển tập văn biaThanh Hóa, tập 1, Văn bia thời Lý Trần do nhà xuất bản Thanh Hóa m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Danh xưng Thanh Hóa Việt sử lược Đại Việt sử ký toàn thư An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký Bia thời LýTài liệu liên quan:
-
Chính sách dân tộc Việt Nam (Thế kỷ XI - đến giữa thế kỷ XIX)
82 trang 32 0 0 -
Lễ hội Phủ Trịnh nhìn từ góc độ văn hóa
7 trang 23 0 0 -
Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư
0 trang 21 0 0 -
Trí thức Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Thế mạnh và những rào cản
10 trang 20 0 0 -
Thiền sư Nguyễn Minh Không - sự dung hợp văn hóa Phật - Đạo thời Lý
21 trang 20 0 0 -
Tạp chí Xưa và nay - Số 312 (7/2008)
41 trang 20 0 0 -
Chế độ 'duyệt tuyển' dưới thời Gia Long (1802-1820) và Minh Mạng (1820-1841)
12 trang 18 0 0 -
Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 1): Phần 1
208 trang 18 0 0 -
5 trang 18 0 0
-
Quá trình mở đường lên Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Yên) đầu thế kỷ XX
10 trang 18 0 0