THỜI HIỆN ĐẠI CÒN LẠI NHỮNG GÌ? TRIẾT HỌC VÀ VĂN HOÁ TRONG TIẾN TRÌNH TỚI KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU
Số trang: 30
Loại file: pdf
Dung lượng: 332.80 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ những đặc trưng của tính hiện đại còn lưu giữ lại trong suy tư triết học trong kỷ nguyên toàn cầu. Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã luận giải hai vấn đề cơ bản: 1/ Triết học “xuất hiện từ văn hóa” có nghĩa là gì? 2/ Những luận điểm cho vấn đề triết học xuất hiện từ văn hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỜI HIỆN ĐẠI CÒN LẠI NHỮNG GÌ? TRIẾT HỌC VÀ VĂN HOÁ TRONG TIẾN TRÌNH TỚI KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU THỜI HIỆN ĐẠI CÒN LẠI NHỮNG GÌ? TRIẾT HỌC VÀ VĂN HOÁ TRONG TIẾN TRÌNH TỚI KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU GS. WILLIAM SWEET Chuyên ngành triết học và tôn giáo, Đại học St. Thomas, Canada Người dịch: ThS. CAO THU HẰNG (Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam) Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ những đặc trưng của tính hiệnđại còn lưu giữ lại trong suy tư triết học trong kỷ nguyên toàn cầu. Để giảiquyết vấn đề trên, tác giả đã luận giải hai vấn đề cơ bản: 1/ Triết học “xuất hiệntừ văn hóa” có nghĩa là gì? 2/ Những luận điểm cho vấn đề triết học xuất hiệntừ văn hóa. Tác giả đã trình bày sự phê phán quan điểm hậu hiện đại. Để vừa tránhđược những thách thức vừa giữ lại được một số nguyên tắc của thuyết hiện đại,tác giả đưa ra quan điểm về triết học với tư cách cái xuất hiện từ văn hóa vàkhông bao giờ tách khỏi văn hóa, đồng thời khẳng định thuyết hiện đại tiếp tụccó vị trí quan trọng và khả năng tạo ra đóng góp to lớn trong một thế giới thừanhận tính đa dạng của triết học. Người ta cho rằng, các nhà tư tưởng lớn trong thời kỳ hiện đại như Descartes,Hobbes và Kant quan niệm triết học đã vượt qua những mối quan tâm mang tínhđặc thù về văn hoá, hay lịch sử, hay có tính ngẫu nhiên. Nói cách khác, triết họctìm cách đưa ra những luận đề nhằm chứng minh rằng mọi sinh thể có lý tính, bấtkể họ xuất thân từ nền văn hoá hay truyền thống nào, đều có khả năng nhận thứcvà triết học sẽ tìm ra những chân lý tất định, phổ quát và phi thời gian. Theo quanđiểm “hiện đại” này, mặc dù triết học có thể khởi phát từ các nền văn hoá, nhưngnó tìm cách loại bỏ tính đặc thù văn hoá và tự trừu xuất khỏi những tính cá biệtcủa những nền văn hoá đó. Quan điểm triết học này đã gặp phải thách thức, đặc biệt là vào đầu thế kỷXIX với sự phát triển của chú giải học (thông diễn học) bị chỉ trích mạnh mẽ ở nửacuối thế kỷ XX, trong bối cảnh một sự nhận thức toàn cầu lan rộng và sự thừa nhậntính đa dạng trong thực tiễn đạo đức và phương thức nhận thức. Những thách thứcđối với tính hiện đại và cách tiếp cận “hiện đại” với triết học đem đến những điềugì? Những đặc trưng nào của tính hiện đại vẫn còn lưu lại trong triết học sau nhữngchỉ trích hiện thời này? Trong bài viết này, tôi muốn tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên quanđến câu hỏi thứ hai, đó là, liệu những gì của tính hiện đại vẫn còn lưu giữ lại trongsuy tư triết học trong kỷ nguyên toàn cầu? Trả lời câu hỏi này, tôi muốn bắt đầubằng việc giải thích luận điểm triết học nảy sinh từ văn hoá có nghĩa là gì. Tiếptheo, tôi sẽ phác thảo ra những gì được coi là quan điểm đối lập với đặc trưng củatính hiện đại, giải thích tại sao mối quan hệ giữa triết học và văn hoá đã được miêutả chỉ đơn thuần mang tính ngẫu nhiên, vô tình, và không cho chúng ta biết gì vềchính triết học.()Tôi sẽ minh hoạ cho quan điểm này từ góc độ lý thuyết đạo đức.Sau đó, tôi sẽ trình bày sự phê phán quan điểm này và đưa ra một giải pháp khácmang tính xây dựng xuất phát từ góc độ tư duy “hậu hiện đại” nhằm làm rõ rằng,người ta có thể kết luận triết học không chỉ xuất hiện từ văn hoá, mà còn có thểkhông bao giờ tách khỏi văn hoá. Một lần nữa, tôi muốn minh hoạ điều này bằngmột ví dụ từ lý thuyết đạo đức. Cuối cùng, tôi sẽ nêu ra một số phê phán đối vớicách tiếp cận hậu hiện đại này và đề xuất một sự lựa chọn mang tính xây dựngkhác đối với cả hai quan điểm hiện đại và hậu hiện đại, qua đó cho phép chúng takhẳng định rằng, triết học xuất hiện từ văn hoá và vẫn duy trì nhiều đặc trưng củatư duy hiện đại. 1. Triết học “xuất hiện từ văn hoá” có nghĩa là gì ? Hiện nay, luận điểm cho rằng triết học xuất hiện từ văn hoá và có thể khôngbao giờ tự tách khỏi văn hoá là luận điểm tuy không được chấp nhận một cách phổquát, nhưng vẫn được nhiều người tiếp nhận. Nhưng trước khi có thể đánh giá luận điểm này một cách toàn thể, chúng tacần xem xét vế đầu của nó - triết học xuất phát từ văn hoá có nghĩa là gì và đâu làcơ sở để khẳng định như vậy. Tôi nghĩ, điều này có thể được hiểu theo nhiều cách(1). Ở mức độ trần tục nhất, người ta có thể nói rằng triết học xuất hiện từ vănhoá theo nghĩa văn hoá là một phần, hoặc ảnh hưởng đến môi trường vật chất lànơi nảy sinh ra những vấn đề triết học. Ví dụ, văn hoá tạo ra những cơ hội và đặctính của thời gian nhàn rỗi và nói chung, nó chỉ có ở những nơi con người đượcgiải phóng khỏi các nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì cuộc sống, khi họ có thời gianrỗi để dành cho suy tư triết học. Người ta có thể đi xa hơn nữa và nói rằng, văn hoá tạo ra những loại vấn đềvà những nghi vấn đặc thù để nhà triết học theo đuổi. Ví dụ, trong thế kỷ XVII – ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỜI HIỆN ĐẠI CÒN LẠI NHỮNG GÌ? TRIẾT HỌC VÀ VĂN HOÁ TRONG TIẾN TRÌNH TỚI KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU THỜI HIỆN ĐẠI CÒN LẠI NHỮNG GÌ? TRIẾT HỌC VÀ VĂN HOÁ TRONG TIẾN TRÌNH TỚI KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU GS. WILLIAM SWEET Chuyên ngành triết học và tôn giáo, Đại học St. Thomas, Canada Người dịch: ThS. CAO THU HẰNG (Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam) Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ những đặc trưng của tính hiệnđại còn lưu giữ lại trong suy tư triết học trong kỷ nguyên toàn cầu. Để giảiquyết vấn đề trên, tác giả đã luận giải hai vấn đề cơ bản: 1/ Triết học “xuất hiệntừ văn hóa” có nghĩa là gì? 2/ Những luận điểm cho vấn đề triết học xuất hiệntừ văn hóa. Tác giả đã trình bày sự phê phán quan điểm hậu hiện đại. Để vừa tránhđược những thách thức vừa giữ lại được một số nguyên tắc của thuyết hiện đại,tác giả đưa ra quan điểm về triết học với tư cách cái xuất hiện từ văn hóa vàkhông bao giờ tách khỏi văn hóa, đồng thời khẳng định thuyết hiện đại tiếp tụccó vị trí quan trọng và khả năng tạo ra đóng góp to lớn trong một thế giới thừanhận tính đa dạng của triết học. Người ta cho rằng, các nhà tư tưởng lớn trong thời kỳ hiện đại như Descartes,Hobbes và Kant quan niệm triết học đã vượt qua những mối quan tâm mang tínhđặc thù về văn hoá, hay lịch sử, hay có tính ngẫu nhiên. Nói cách khác, triết họctìm cách đưa ra những luận đề nhằm chứng minh rằng mọi sinh thể có lý tính, bấtkể họ xuất thân từ nền văn hoá hay truyền thống nào, đều có khả năng nhận thứcvà triết học sẽ tìm ra những chân lý tất định, phổ quát và phi thời gian. Theo quanđiểm “hiện đại” này, mặc dù triết học có thể khởi phát từ các nền văn hoá, nhưngnó tìm cách loại bỏ tính đặc thù văn hoá và tự trừu xuất khỏi những tính cá biệtcủa những nền văn hoá đó. Quan điểm triết học này đã gặp phải thách thức, đặc biệt là vào đầu thế kỷXIX với sự phát triển của chú giải học (thông diễn học) bị chỉ trích mạnh mẽ ở nửacuối thế kỷ XX, trong bối cảnh một sự nhận thức toàn cầu lan rộng và sự thừa nhậntính đa dạng trong thực tiễn đạo đức và phương thức nhận thức. Những thách thứcđối với tính hiện đại và cách tiếp cận “hiện đại” với triết học đem đến những điềugì? Những đặc trưng nào của tính hiện đại vẫn còn lưu lại trong triết học sau nhữngchỉ trích hiện thời này? Trong bài viết này, tôi muốn tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên quanđến câu hỏi thứ hai, đó là, liệu những gì của tính hiện đại vẫn còn lưu giữ lại trongsuy tư triết học trong kỷ nguyên toàn cầu? Trả lời câu hỏi này, tôi muốn bắt đầubằng việc giải thích luận điểm triết học nảy sinh từ văn hoá có nghĩa là gì. Tiếptheo, tôi sẽ phác thảo ra những gì được coi là quan điểm đối lập với đặc trưng củatính hiện đại, giải thích tại sao mối quan hệ giữa triết học và văn hoá đã được miêutả chỉ đơn thuần mang tính ngẫu nhiên, vô tình, và không cho chúng ta biết gì vềchính triết học.()Tôi sẽ minh hoạ cho quan điểm này từ góc độ lý thuyết đạo đức.Sau đó, tôi sẽ trình bày sự phê phán quan điểm này và đưa ra một giải pháp khácmang tính xây dựng xuất phát từ góc độ tư duy “hậu hiện đại” nhằm làm rõ rằng,người ta có thể kết luận triết học không chỉ xuất hiện từ văn hoá, mà còn có thểkhông bao giờ tách khỏi văn hoá. Một lần nữa, tôi muốn minh hoạ điều này bằngmột ví dụ từ lý thuyết đạo đức. Cuối cùng, tôi sẽ nêu ra một số phê phán đối vớicách tiếp cận hậu hiện đại này và đề xuất một sự lựa chọn mang tính xây dựngkhác đối với cả hai quan điểm hiện đại và hậu hiện đại, qua đó cho phép chúng takhẳng định rằng, triết học xuất hiện từ văn hoá và vẫn duy trì nhiều đặc trưng củatư duy hiện đại. 1. Triết học “xuất hiện từ văn hoá” có nghĩa là gì ? Hiện nay, luận điểm cho rằng triết học xuất hiện từ văn hoá và có thể khôngbao giờ tự tách khỏi văn hoá là luận điểm tuy không được chấp nhận một cách phổquát, nhưng vẫn được nhiều người tiếp nhận. Nhưng trước khi có thể đánh giá luận điểm này một cách toàn thể, chúng tacần xem xét vế đầu của nó - triết học xuất phát từ văn hoá có nghĩa là gì và đâu làcơ sở để khẳng định như vậy. Tôi nghĩ, điều này có thể được hiểu theo nhiều cách(1). Ở mức độ trần tục nhất, người ta có thể nói rằng triết học xuất hiện từ vănhoá theo nghĩa văn hoá là một phần, hoặc ảnh hưởng đến môi trường vật chất lànơi nảy sinh ra những vấn đề triết học. Ví dụ, văn hoá tạo ra những cơ hội và đặctính của thời gian nhàn rỗi và nói chung, nó chỉ có ở những nơi con người đượcgiải phóng khỏi các nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì cuộc sống, khi họ có thời gianrỗi để dành cho suy tư triết học. Người ta có thể đi xa hơn nữa và nói rằng, văn hoá tạo ra những loại vấn đềvà những nghi vấn đặc thù để nhà triết học theo đuổi. Ví dụ, trong thế kỷ XVII – ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa học triết học khoa học xã hội nhân văn giá trị văn hóa bản sắc văn hóaTài liệu liên quan:
-
27 trang 352 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 293 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 267 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 262 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 257 0 0 -
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 trang 215 0 0 -
9 trang 209 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 209 0 0 -
12 trang 155 0 0
-
15 trang 137 0 0