Danh mục

Thói quen ăn uống, vận động và yếu tố gia đình ở trẻ béo phì

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 363.13 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tỉ lệ về thói quen ăn uống, vận động, yếu tố gia đình của trẻ béo phì và không béo phì đến khám tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thói quen ăn uống, vận động và yếu tố gia đình ở trẻ béo phì Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học THÓI QUEN ĂN UỐNG, VẬN ĐỘNG VÀ YẾU TỐ GIA ĐÌNH Ở TRẺ BÉO PHÌ Lê Thị Kha Nguyên*, Dương Công Hoàng Như Quỳnh**, Nguyễn Thị Thu Hậu* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ về thói quen ăn uống, vận động, yếu tố gia đình của trẻ béo phì và không béo phì đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 300 trẻ đến khám lần đầu tại khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2, gồm 142 trẻ béo phì và 158 trẻ không béo phì. 71,13% trẻ béo phì là nam, trẻ béo phì nhiều nhất là độ tuổi từ 6 – 11 tuổi (60,56%), 49,30% ở Thành Phố Hồ Chí Minh, 30,99% ở các khu vực thuộc thị xã, thị trấn của các tỉnh. 58,45% trẻ béo phì thích ăn béo so với 32,28 % ở trẻ không béo phì. Đa số trẻ đều thích ăn vặt nhưng tỉ lệ ở nhóm béo phì trội hơn (80,99% so với 67,72%). Chỉ có 56,34% trẻ béo phì được cho uống sữa thường xuyên, còn ở nhóm còn lại là 86,71%. Có tới 85,21% trẻ béo phì ăn nhanh và 78,17% kết thúc bữa ăn trong vòng 5-10 phút.46,48 % trẻ béo phì và 84,81% trẻ không béo phì hay vận động. Cha hoặc mẹ béo phì là yếu tố gia đình quan trọng nhất gặp ở nhóm béo phì (37,32%). Kết luận: Lứa tuổi gặp béo phì nhiều nhất là 6-11 tuổi, ở thành thị cao hơn nông thôn, nam nhiều hơn nữ. Trẻ béo phì có liên quan nhiều đến chế độ ăn nhiều béo, hay ăn vặt, ăn quá nhanh ít vận động. Trẻ béo phì thường bị ngưng uống sữa. Cần tăng cường giáo dục cách phòng ngừa, chăm sóc trẻ béo phì cho đối tượng có nguy cơ cao cũng như cho người chăm sóc trẻ. Từ khóa: béo phì trẻ em, thói quen ăn uống, vận động thể lực, yếu tố gia đình. ABSTRACT NUTRITIONAL HABITS, PHYSICAL ACTIVITIES AND FAMILY INFLUENCE OF CHILDHOOD OBESITY Le Thi Kha Nguyen, Duong Cong Hoang Nhu Quynh, Nguyen Thi Thu Hau * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 212 – 217 Objectives: Determine the rate of nutritional habits, physical activities and family influence of childhood obesity population who come to Consultation Department of Nutrition of Children’s hospital 2. Methods: Descriptive cross section. Results: The study was conducted on 300 children, 142 obeses and 158 non-obeses for the first nutritional consultation at Nhi Dong 2 hospital. Obese group: 71.13% were male, and the most were 6-11 years old (60.56%), 49.30% lived in Ho Chi Minh city and 30.99% lived in town. 58.45% obeses liked fat food vs 32.28% of non-obeses. Most of children liked snacks, but it was more popular in obeses (80.99% vs 67.72%). Only 56.34% of obeses had regular milk but 86.71% of the others. 85.21% of obeses ate fastly and 78.17% finished meal within 5-10 minutes. 46.48% of obeses and 84.81% non-obeses had usual physical activities. Obese father/ mother seemed to be the most related family influence in obeses group.(37.32%). Conclusions: Peak of childhood obesity were 6-11 years old, occurred more in urban population, and more in * Bệnh viện Nhi Đồng 2, ** Trường cao đẳng Kinh tế Công nghệ Tác giả liên lạc: KS. Lê Thị Kha Nguyên, ĐT: 01687593657, Email: lesuong75@yahoo.com Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học male.Obesity were associated with high fat intake, a lot of snacks, hasty meals and lack in physical activities. Obese children often stopped drinking milk. It’s necessary to train high risk children and their care givers how to prevent and manage obesity. Key words: nutritional habits, physical activities, family influence. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Tình trạng thừa cân và béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em Việt nam và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe (đau khớp, ảnh hưởng tâm lý, hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, tiểu đường…), làm hao tốn tiền của của gia đình và xã hội(1,2,3,6). Tỉ lệ trẻ béo phì ngày càng tăng cao, đặc biệt ở những thành phố lớn(8). Phòng khám Dinh dưỡng của bệnh viện Nhi đồng 2 (BVNĐ2) tiếp nhận số lượng trẻ béo phì ngày càng nhiều(5). Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì là hậu quả của chế độ ăn mất cân đối, quá dư năng lượng, của giảm vận động và có liên quan đến yếu tố gia đình(1,6,7). Việc phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ sẽ giúp có chiến lược phòng ngừa và điều trị cho bệnh nhân tốt. Đối tượng nghiên cứu Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát tỉ lệ khác biệt về thói quen ăn uống, vận động của trẻ béo phì và không béo phì, sự khác biệt về yếu tố gia đình ở những trẻ béo phì, từ đó có thể đưa ra những biện pháp thích hợp trong can thiệp điều trị béo phì trẻ em có hiệu quả hơn. Trẻ em từ 2-15 tuổi và người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ đến khám tại Phòng khám dinh dưỡng BVNĐ2. Đồng thời, kết hợp với việc thu thập hồi cứu trên bệnh án béo phì trong những năm 2007 – 2009 của khoa Dinh dưỡng BVNĐ2. Thời gian Tháng 8/2009-8/2010. Phương pháp lấy mẫu Thuận tiện. Tiêu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: