Danh mục

THÓI QUEN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Số trang: 121      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.73 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thói quen, môi trường là 2 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đối với bệnh răng miệng. Mục tiêu: của nghiên cứu nhằm đánh giá thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng của cư dân quận 5 TP HCM liên quan đến các yếu tố dân số xã hội, tuổi, giới, nghề ngiệp, trình độ văn hóa. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang với bộ câu hỏi tự điền và bảng quan sát được thực hiện trên 565 cư dân từ 35 tuổi đến 75 tuổi đã và đang sinh sống tại quận 5 TP HCM...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THÓI QUEN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG THÓI QUEN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNGTÓM TẮTThói quen, môi trường là 2 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đối với bệnh răngmiệng.Mục tiêu: của nghiên cứu nhằm đánh giá thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệngcủa cư dân quận 5 TP HCM liên quan đến các yếu tố dân số xã hội, tuổi, giới,nghề ngiệp, trình độ văn hóa.Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang với bộ câu hỏi tự điền và bảng quansát được thực hiện trên 565 cư dân từ 35 tuổi đến 75 tuổi đã và đang sinh sống tạiquận 5 TP HCM theo ph ương pháp chọn mẫu cụm-phân tầng nhiều bậc. Kết quả:cho thấy 60% cư dân có thói quen chải răng 2 lần/ ngày, 79% người thường xuyêndùng bàn chải răng, 26% khám răng 1 lần/năm. Nhóm tuổi 35 đến 54 th ườngxuyên đi khám răng định kì hơn nhóm > 55 tuổi và nữ > nam. Kết luận: Có sựkhác biệt về thói quen chăm sóc răng miệng giữa các nhóm về nghề nghiệp (côngchức viên chức chăm sóc răng miệng tốt hơn), về dân tộc(người Việt có thói quenchăm sóc răng miệng nhiều hơn người Hoa), về trình độ văn hóa(người có trình độcao có thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên hơn người có trình độ thấp),về thu nhập(người thu nhập cao có sự quan tâm chăm sóc răng miệng nhiều h ơnngười thu nhập thấp). Kết quả cũng cho thấy mặc dù đa số cư dân Q5 đều có thóiquen cơ bản về chăm sóc răng miệng nh ưng chưa đồng đều, trong các tầng lớp x ãhội.ABSTRACTHabit and environment are two factors influencing on oral health status. Theobjective of this study was to evaluate oral care habit of the population of District5 and to correlate it with social and demographical parameters, sex and age,professions and educational level.Methods: Through multistratified cluster sampling, 565 people aged 35 to 75 yearsold were selected. A cross- sectional survey based on questionaire and directinterview was performed.Results: showed that 60% had the habit of toothbrushing twice a day; 79% usedtoothbrush on a regular basis, 26% went for dental visit once a year, the age groupfrom 35 to 54 years old more often than the group above 55, and females did itmore often than males.Conclusion: There was significant differences between professional groups(government employees had better oral care habit), ethnic groups (Viet ethnicsover Chinese ethnics), groups with different income (high income over lowincome). It was concluded that, in general, basic oral care habit could beconsidered as satisfactory among people of District 5, however it was subjected tovariations between different social classes.ĐẶT VẤN ĐỀTừ nhiều thập kỷ qua, bệnh răng miệng ở các nước đang phát triển là vấn đề rất đáng quan tâm. Trong mô hình bệnh răng miệng này, bệnh sâu răng và nha chu làhai bệnh có tỷ lệ hiện mắc rất cao và có xu hướng ngày càng gia tăng. Dưới góc độnha khoa công cộng, bệnh sinh bệnh sâu răng và nha chu chịu tác động bởi một hệthống mạng lưới nguyên nhân. Trong số các yếu tố tác động này, thói quen và môitrường sống là hai yếu tố giữ một vai trò khá quan trọng(4,6,14). Ngoài ra trênbình diện xã hội, các yếu tố như: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tìnhtrạng kinh tế của cá nhân đều có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến thói quenchăm sóc sức khỏe răng miệng, vệ sinh răng miệng cho mỗi cá nhân và cộngđồng(13,16).Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh là một quận nội thành có nhiều đặc điểm riêng vềkinh tế, văn hóa, xã hội và cộng đồng dân cư Việt, Hoa ở đây cũng có những tậpquán, thói quen cách sống với những nét khác biệt.Xác định thói quen CSRM và các yếu tố ảnh hưởng sẽ cần thiết cho việc thiết lậpvà thực hiện một chương trình CSSKRM một cách hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứunhằm đánh giá thói quen CSSKRM của cư dân Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh vàphân tích mối liên quan giữa thói quen CSSKRM với các yếu tố dân số-xã hội(tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ văn hóa, tình trạng kinh tế). Từ đó có cơsở đề ra kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân dân thích hợp, khả thivà đạt hiệu quả.ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUThiết kế nghiên cứuNghiên cứu thực hiện dựa vào thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có sử dụng bộcâu hỏi tự điền và bảng quan sát.Mẫu và phương pháp chọn mẫu- Mẫu nghiên cứu gồm 565 cá nhân tuổi từ 35 -75 tuổi sinh sống tại Quận 5 TP HồChí Minh- Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu cụm-phân tầng nhiều bậc: Dựaphân loại tình trạng kinh tế-xã hội nhóm phường. Chọn phường theo tỉ lệ quy môdân số (pps). Mỗi phường chọn tổ dân phố (cụm) theo tỷ lệ quy mô dân số. Chọnngẫu nhiên hộ gia đình theo cách chọn ngẫu nhiên hệ thống. Khảo sát tất cả nhữngngười trong hộ với độ tuổi từ 35 trở lên.Phương tiện nghiên cứuBộ câu hỏi tự điền: Bộ câu hỏi tự điền đ ược sử dụng để thu thập những thông tinvề kiến thức chung trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, thói quen chăm sócrăng miệng, tình trạng tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc,trình độ văn hóa,tình trạng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: