Thông tin tài liệu:
Thời sinh học - Đòn bẩy cho tiến bộ y học Những nghiên cứu trong mấy thập niên gần đây đã phát hiện hàng trăm loại biến đổi có chu kỳ ở nhiều loài động vật kể cả ở người. Một môn khoa học mới ra đời, đó là thời sinh học (chronobiology) chuyên nghiên cứu những đặc điểm về thời gian của các hiện tượng sinh học. Qua đó lại mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho y học như: dược lý thời khắc (nghiên cứu tác dụng theo thời gian của thuốc...), bệnh học thời khắc, độc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thời sinh học Thời sinh học - Đòn bẩy cho tiến bộ y họcNhững nghiên cứu trong mấy thập niêngần đây đã phát hiện hàng trăm loại biếnđổi có chu kỳ ở nhiều loài động vật kể cả ởngười. Một môn khoa học mới ra đời, đó làthời sinh học (chronobiology) chuyênnghiên cứu những đặc điểm về thời giancủa các hiện tượng sinh học. Qua đó lạimở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho yhọc như: dược lý thời khắc (nghiên cứutác dụng theo thời gian của thuốc...), bệnhhọc thời khắc, độc học thời khắc...Thời sinh học là gì?Thuật ngữ thời sinh học có xuất xứ gồmnhững từ nguyên Hy Lạp: chronos có nghĩalà thời gian, bio là sống và logos là khoahọc. Như vậy nó là ngành khoa học nghiêncứu thời gian của những hoạt động sinh học,để xác lập cái được gọi là cấu trúc sinh họctheo thời gian của các loài sinh vật kể cảngười. Là nghiên cứu những thay đổi sinh họctùy thuộc vào từng thời khắc, những cơ chếđiều hòa, cũng như những hoàn cảnh môitrường có thể tác động ảnh hưởng đến cácthay đổi đó. Trước hết hãy nói sơ về nhịp sinh học (biorythmes): đó là khoảng thời gian trải dài từ một dạng biến đổi đặc thù của mỗi hoạt động cơ thể (gọi là đỉnh điểm trước) đến khi trở lại dạng đúng như thế (đỉnh điểm sau) và cứ như vậy lặp đi lặp lại mãi dưới dạng chu kỳ. Có nhịp sinh học rất ngắn trong vòng 30 phút, có nhịp sinh học Nhiều hiện tượng trong khoảng 24 giờ, có sinh học trong cơ nhịp sinh học tháng (ví thể con người có dụ kinh nguyệt), nhịp hoạt động theo chu sinh học năm... Nhiều nghiên cứu y học đã kỳ định sẵn. xác nhận tất cả các hiệntượng sinh học trong cơ thể con người nhưchế tiết hormon, thân nhiệt, chu kỳ thức ngủ,tái tạo tế bào đều thay đổi đều đặn theonhững chu kỳ định sẵn do chính cơ thể quyếtđịnh theo nhịp sinh học ngày.Chu kỳ hoạt động mang tính thời gianThời sinh học giúp nhận biết ở những thờikhắc nào cơ thể sinh vật có sức đề khángkém. Trong thập niên 80 của thế kỷ vừa qua,ở Hoa Kỳ, kết quả nghiên cứu trên hàng nghìntrường hợp bệnh, đã xác nhận các triệuchứng và bệnh không biểu hiện ngẫu nhiêntrong ngày cũng như trong năm, mà thườngxuất hiện nhiều hơn trong một số giờ và mộtsố mùa nhất định.Nghiên cứu nhịp ngày đêm, người ta thấykhoảng thời gian 1 giờ đêm giấc ngủ thườngkhông sâu, dễ nhạy cảm với những cơn đau,2 giờ đêm các bộ phận cơ thể đều hoạt độngở mức thấp nhất; riêng gan đến lúc đó hoạtđộng tích cực để thải độc... Và 9-10 giờ sángtinh thần hưng phấn, sự nhạy cảm với nhữngcơn đau giảm.Khả năng làm việc của cơ tim thường giảm đi2 lần trong ngày vào lúc 13 giờ và 21 giờ.Trong khi ngủ tim đập chậm hơn, lượng máubơm đi trong hệ tuần hoàn vì thế cũng giảmlàm cho cả huyết áp động mạch lẫn tĩnh mạchđều giảm. Tần số co bóp của tim và mạch đậptụt xuống thấp nhất vào lúc gần sáng (cuốigiấc ngủ) lúc đó máu tụ lại ở các buồng phổi -điều đó cắt nghĩa rõ các cơn ho lúc đêm gầnvề sáng ở những người bị viêm phổi.Qua việc ghi nhận các dòng điện tim có thểphát hiện ra những biến đổi đặc biệt theo thờigian trong ngày ở ngay những người khỏe vìnhững dòng điện đi kèm mỗi lần co bóp phảnánh rất nhạy hoạt động của tim. Nếu cơ tim bịthương tổn nhất là khi bị nhồi máu, trên điệntâm đồ sẽ không còn thấy nhịp biến đổi ngàyđêm nữa.Huyết áp động mạch thường cao nhất vào 18giờ và thấp nhất vào khoảng 8-9 giờ. Các maomạch thường giãn nở tối đa vào 18 giờ và colại nhiều nhất vào 2 giờ sáng. Máu có nhiềuhuyết tố cầu nhất là khoảng 11-13 giờ, và íthơn cả là vào 16-18 giờ.Còn nhãn áp thì tăng buổi sáng, giảm vào buổichiều. Tiểu tiện thì nhiều về ban ngày, ít vềban đêm; nhưng ở một số bệnh thì quy luậtnày bị đảo lộn - bài tiết nước tiểu cực đại lạivề đêm.Khả năng lao động mạnh hay yếu của cơ thểcũng theo thời khắc: lao động yếu hơn thườngvào khoảng thời gian 2-5 giờ sáng và 12-14giờ trưa; lao động khỏe hơn vào lúc 8-12 giờsáng và 14-17 giờ chiều.Nhịp sinh học theo mùa thì lông tóc ngườimọc chậm nhất vào tháng giêng và nhanhnhất vào tháng 9. Tim đập mạnh nhất về mùahè và yếu nhất về mùa đông. Huyết cầu tố, thểtích hồng cầu, protein huyết tương, nồng độclo trong máu cho các số liệu cao nhất về mùanóng. Chuyển hóa cơ bản phản ánh hoạt độngcủa tuyến giáp tương đối thấp về mùa rét, sovới mùa xuân và mùa hè. Còn pH máu thìthấp nhất vào tháng 4 (7,37) và cao nhất vàomùa hè (7,46). Như vậy là thời gian hoạt độngtrong ngày của một cơ quan nhất định có thểthay đổi theo mùa trong năm.Khả năng rộng mởCơ thể chúng ta được coi như một đồng hồsinh học lớn, trong đó có nhiều loại đồng hồsinh học nhỏ. Mỗi tế bào, mỗi tạng của cơ thểđều có đồng hồ nhỏ r ...