Danh mục

Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.60 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu thông tin kế toán quản trị chi phí để nâng cao vai trò cung cấp thông tin của kế toán quản trị chi phí các doanh nghiệp nhựa cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ khâu phân loại chi phí, lập dự toán đến lập báo cáo quản trị chi phí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI DOANH NGHIỆP NHỰA MANAGERIAL ACCOUNTING INFORMATON IN PLASTIC ENTERPRISES #TS. Nguyễn Thị Thuỷ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ths.Tạ Phúc Tâm - Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội Tóm tắt: Thông tin kế toán quản trị (KTQT) chi phí sẽ là công cụ đắc lực phục vụ công tác quản trị chi phí tại doanh nghiệp (DN) nhằm giải quyết bài toán kiểm soát chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Hiện nay, ngành nhựa bên cạnh những thành công đạt được thì cũng đang gặp phải không ít khó khăn trong quá trình sản xuất: nguyên vật liệu đầu vào phải nhập ngoại, quy mô DN nhỏ, công tác KTQT chưa thực sự được chú trọng, thông tin kế toán chi phí hầu hết là thông tin quá khứ. Để nâng cao vai trò cung cấp thông tin của KTQT chi phí các DN nhựa cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ khâu phân loại chi phí, lập dự toán đến lập báo cáo quản trị chi phí. Ngành nhựa Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển nhanh chóng, thực sự là ngành có nhiều tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng 15-18%/năm, chỉ đứng sau ngành dệt may và viễn thông, tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2016, cả nước hiện nay có gần 4000 DN và sử dụng đến 200.000 lao động (theo Báo cáo Hiệp hội Nhựa, 2017). Tuy nhiên, có đến hơn 80% DN nhựa là DN nhỏ và vừa với trình độ hạn chế, khoảng 85% thiết bị máy móc phải nhập ngoại, đặc biệt nguồn cung nguyên vật liệu nhựa trong nước không đáp ứng được, ngành nhựa phải nhập khẩu hơn 80%, việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhựa nhập khẩu không chỉ khiến cho các DN bị ứ đọng vốn vì phải tích trữ nguyên liệu mà còn tiềm ẩn rủi ro về tỷ giá, và giá dầu thế giới, mỗi khi tỷ giá VNĐ/USD tăng sẽ khiến chi phí nguyên liệu đầu vào của các DN nhựa tăng theo. Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu lại chiếm khoảng 70-80% giá thành sản phẩm, dẫn đến giá bán của các DN trong nước rất khó cạnh tranh với các quốc gia có sản phẩm xuất khẩu tương tự (Kiên Dương, 2018). Trước những khó khăn trên, thì việc nâng cao vai trò cung cấp thông tin của KTQT chi phí là một trong những công cụ hữu ích giúp các DN nhựa có các quyết định phù hợp trong quản trị chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Qua khảo sát thực tế tại một số DN nhựa và đặc biệt phỏng vấn chuyên sâu tại công ty cổ phần Nhựa Hà Nội, kết quả cho thấy hệ thống thông tin kế toán chi phí tại các DN nhựa hầu hết là thông tin quá khứ. Kế toán chi phí chưa phục vụ cho việc phân tích các mặt hoạt động của DN để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, xây dựng các phương án sản xuất, lựa chọn các quyết định tối ưu trong kinh doanh. Với cách phân loại chi phí như hiện nay thì chưa thực sự giúp cho việc quản trị chi phí trong DN. Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng chỉ phục vụ cho việc tính giá thành, lập báo cáo sản xuất theo các yếu tố, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phục vụ cho mục đích kế toán tài chính. Bên cạnh đó, việc xác định các nguồn phát sinh chi phí phù hợp với từng loại chi phí cũng cần được chú ý bởi công tác này là cơ sở cho việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí hợp lý, đồng thời giúp xác định chi phí cho từng đối tượng chịu phí. Như đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN, một số khoản mục mang tính chất biến đổi như chi chí tiếp khách, chi phí điện thoại, chi phí văn 89 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam phòng phẩm... hiện thường được DN nhựa trích theo hình thức khoán chi phí trong khi những chi phí này có nguồn phát sinh chi phí khác nhau. Lập định mức mới chỉ được thực hiện cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và là định mức về kỹ thuật. Việc phòng ngừa biến động giá nguyên vật liệu đầu vào (làm cơ sở cho việc xác định đơn giá) cũng chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch mua nguyên liệu hạt nhựa đầu vào chủ yếu căn cứ nhu cầu sản xuất trung bình trong 3 tháng. Chi phí nhân công trực tiếp thường chưa xây dựng dự toán chi tiết do đó lao động trong những khoảng thời gian dư thừa bị buộc nghỉ chờ việc mà không có sự chuẩn bị thông báo trước cho công nhân, việc thừa bao nhiêu và thừa nhân công trong thời gian nào cũng không được tổng hợp theo dõi. Đối với chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN với một số khoản mục có xác định định mức nhưng thực chất lại là khoán chi phí cho các bộ phận, các chi phí này không được dự toán mà ước tính dựa trên kinh nghiệm quản lý của trưởng các bộ phận trong khi các chi phí này khi phát sinh lại do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chi phí sản xuất chung ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nên việc xác định chính xác các khoản mục chi phí cấu thành sẽ có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả trong công tác quản lý như đưa ra quyết định và xác định giá thành sản phẩm sản xuất... Bộ máy kế toán của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: