Thông tin tài liệu:
Thông tin nghiên cứu và đánh giá Giáo dục Đại học – Số 5/2015 trình bày trắc lượng thư mục khoa học; vấn đề thuật ngữ đo lường thư mục, đo lường khoa học, đo lường thông tin; mối liên hệ giữa nghiên cứu khoa học và kinh tế tri thức qua phân tích ấn phẩm khoa học các nước Asean...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tin nghiên cứu và đánh giá Giáo dục Đại học – Số 5/2015Thông tinNghiên cứu & Đánh giá Giáo dục Đại học Số 2-2014Trung tâm Nghiên cứu & Đánh giá GDĐH, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TP. HCM, Việt Nam Số 5-2015 TRẮC LƯỢNG THƯ MỤC KHOA HỌC GIỚI THIỆUĐ o lường và đánh giá khoa học (scientometrics) là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới. Việc nghiên cứu và đánh giá hoạt động khoa học được khởi đầu từ những năm trong thập niên 1960 và 1970 ở Mỹ và một sốnước Tây Âu. Trong thời gian đó, khối lượng thông tin khoa học tăng trưởng rấtnhanh và rất lớn, và chính sự tăng trưởng đã đặt ra nhu cầu hệ thống hóa thôngtin. Thư mục Science Citation Index do Eugene Garfield (thuộc Viện Thông tinKhoa học – Institute of Scientific Information) được xây dựng, sau đó đã nhanhchóng trở thành một kho dữ liệu để phát triển các tiêu chuẩn đánh giá khoa học.Cần nói thêm rằng trước đó, đánh giá khoa học chủ yếu dựa vào đánh giá củacác chuyên gia trong chuyên ngành (peer review), và những chỉ tiêu thống kêchỉ được dùng ở mức độ quốc gia chứ chưa áp dụng cho cá nhân nhà khoa học.Theo quan điểm được giới đánh giá khoa học công nhận, thành quả của nghiêncứu khoa học có thể được đánh giá qua nhiều yếu tố trong đó có số lượng và chấtlượng của các ấn phẩm được công bố trên các tập san khoa học có bình duyệtquốc tế. Ở nước ta, nhu cầu đánh giá khoa học rất cấp thiết. Mỗi năm, Nhà nước chitrên 600 triệu USD cho nghiên cứu khoa học, nhưng hiệu quả của số tiền nàynhư thế nào thì chưa được chú ý, vì chưa có những nghiên cứu có hệ thống. Cáctrường ĐH và viện nghiên cứu, các cơ quan tài trợ nghiên cứu và quản lý nhànước cần có những phương pháp khách quan để đo lường chất lượng khoa họcvà nghiên cứu khoa học. Do đó, thời gian gần đây có nhiều người đặt vấn đề vềchất lượng nghiên cứu và tìm phương pháp khách quan để làm một thước đocho việc phân phối ngân sách cho nghiên cứu khoa học, qua đó cải thiện chấtlượng của hoạt động nghiên cứu. Bản tin Nghiên cứu và Đánh giá GDĐH của Trung tâm Nghiên cứu và Đánhgiá GDĐH Trường ĐH Nguyễn Tất Thành số 5 xin giới thiệu một bài dịch về trắclượng thư mục khoa học và một bài nghiên cứu dựa trên phương pháp trắc lượngthư mục khoa học. Mặc dù không xem việc đo đếm ấn phẩm khoa học là thướcđo duy nhất cho việc đánh giá thành quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng đó làmột công cụ quan trọng cần được hiểu biết thấu đáo. Bài dịch này được thực hiệnnhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường hiểu biết về việc đánh giá thành quả khoahọc của quốc gia, của các trường viện và cá nhân nhà khoa học. Những kiến thứcvà tư liệu này hết sức cần thiết trong việc xây dựng chính sách, chiến lược và xácđịnh mục tiêu cho việc phát triển khoa học ở cả cấp quốc gia lẫn cấp trường/viện. Chúng tôi hy vọng nội dung của Bản tin sẽ mang lại nhiều tư liệu hữu ích chogiới quản lý và góp phần thúc đẩy văn hóa nghiên cứu ở các trường viện. Kết quảnghiên cứu về đo lường đánh giá khoa học cũng sẽ là một cơ sở quan trọng choviệc xếp hạng đại học trong nước, và tăng cường trách nhiệm giải trình của cáctrường, khích lệ các nhà khoa học Việt Nam hướng tới hội nhập quốc tế. Chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến bình luận, góp ý và mọi sáng kiến hợp táccủa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vì một mục tiêu chung là xây dựngnền khoa học Việt Nam ngày càng phát triển. BAN BIÊN TẬP Trắc lượng thư mục khoa học www.cheer.edu.vn 1 Vấn đề thuật ngữ đo lường thư mục,đo lường khoa học, đo lường thông tin Tác giả: Nicola De Bellis Người dịch: Phạm Thị Ly LỜI GIỚI THIỆU Bài này là một chương trong quyển sách “Bibliometrics and Citation Analysis: From the Science Citation Index to Cybermetrics” (Trắc lượng thư mục khoa học và phân tích trích dẫn: Từ danh mục trích dẫn khoa học đến đo lường không gian ảo) của tác giả Nicola De Bellis; một quyển sách dày 417 trang in của một tác giả là tiến sĩ ngành lịch sử khoa học, xuất bản năm 2009. Cuốn sách này trình bày thông tin toàn diện và có hệ thống về ngành đo lường đánh giá khoa học. Chúng tôi trích dịch một phần trong Chương 1 để giới thiệu những khái niệm và thuật ngữ nhập môn của ngành này. Một nhà khoa học không đơn giản là một người có năng khiếu trời cho mà tên tuổi ...