Thông tư số 14/2024/TT-BGDĐT ban hành về hướng dẫn quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo; Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số 14/2024/TT-BGDĐTBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- --------------- Số: 14/2024/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2024 THÔNG TƯHƯỚNG DẪN QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠOCăn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tựchủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;Căn cứ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chếthu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn,giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;Căn cứ Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy địnhvề cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chínhsách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính;Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình xây dựng, thẩm định,ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo.Chương I QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Thông tư này hướng dẫn quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật vàphương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo.2. Thông tư này áp dụng đối với:a) Các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: cơ sở giáo dục mầmnon, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường caođẳng sư phạm (sau đây gọi là cơ sở giáo dục);b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chínhtrị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhândân cấp tỉnh);c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.3. Các cơ sở giáo dục công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định tạiThông tư này. Trường hợp có quy định đặc thù riêng thì áp dụng các văn bản đặc thù.Điều 2. Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (sau đây gọi là định mứckinh tế - kỹ thuật) là định mức tiêu hao, hao phí các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư, cơ sở vậtchất để hoàn thành việc giáo dục, đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơquan có thẩm quyền ban hành. Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơbản: Định mức lao động, định mức thiết bị, định mức vật tư và định mức cơ sở vật chất.2. Định mức lao động là mức hao phí về sức lao động cần thiết của người lao động theo chuyênmôn, nghiệp vụ để hoàn thành việc giáo dục, đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêuchuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.3. Định mức thiết bị là mức tiêu hao về số lượng và thời gian sử dụng đối với từng loại máy móc,thiết bị cần thiết để hoàn thành việc giáo dục, đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêuchuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.4. Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu cần thiết để hoànthành việc giáo dục, đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩmquyền ban hành.5. Định mức cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối vớitừng loại cơ sở vật chất (khu học lý thuyết, khu thực hành thực tập và các khu chức năng khác) đểhoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩmquyền ban hành.Điều 3. Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật1. Để các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, thẩm định, phê duyệt đơn giá, giá dịch vụ giáo dục, đàotạo, dự toán kinh phí cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước và quản lýkinh tế trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệuquả và tiết kiệm.2. Thúc đẩy xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tạo môi trường hoạt động bình đẳng giữa các cơsở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.3. Đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ để hoàn thành việc giáo dục, đào tạo cho người học đạtđược các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định hiện hành.Chương II QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠOĐiều 4. Phân loại định mức kinh tế - kỹ thuật1. Phân loại theo cơ quan có thẩm quyền ban hànha) Định mức kinh tế - kỹ thuật cấp Bộ là định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủtrì xây dựng, thẩm định và ban hành để áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo các khốingành;b) Định mức kinh tế - kỹ thuật cấp địa phương là định mức kinh tế - kỹ thuật do Ủy ban nhân dâncấp tỉnh xây dựng, thẩm định và ban hành đối với các dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổthông, cao đẳng sư phạm và giáo dục thường xuyên của địa phương để áp dụng trong phạm vi cáccơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục trực thuộc địa phương;c) Định mức kinh tế - kỹ thuật cấp cơ sở là định mức ...