Danh mục

Thư gởi một họa sĩ trẻ

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.67 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tháng 7, 1985 sang Pháp tôi có được gặp một thanh niên Việt Nam, 24 tuổi, vượt biên và định cư tại Houten, Hòa Lan năm 1982 (hay 1983, tôi không nhớ chắc). Nguyễn Thanh Hùng gốc Bắc sinh trưởng ở Nam. Hiện nay Hùng theo học hội họa. Và làm thơ, viết văn, chủ trương nhà xuất bản Cái Đình, Truyện mới đăng nhất: Lời Chân Mây, Làng Văn số 25, tháng 9-1986. Hùng và tôi đều là dân cầm cọ, mà tôi lại lớn hơn Hùng đến gần ba chục tuổi, nên chúng tôi chú chú con...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thư gởi một họa sĩ trẻ Thư gởi một họa sĩ trẻ Võ Đình Tháng 7, 1985 sang Pháp tôi có được gặp một thanh niên Việt Nam, 24 tuổi, vượt biên và định cư tại Houten, Hòa Lan năm 1982 (hay 1983, tôi không nhớ chắc). Nguyễn Thanh Hùng gốc Bắc sinh trưởng ở Nam. Hiện nay Hùng theo học hội họa. Và làm thơ, viết văn, chủ trương nhà xuất bản Cái Đình, Truyện mới đăng nhất: Lời Chân Mây, Làng Văn số 25, tháng 9-1986. Hùng và tôi đều là dân cầm cọ, mà tôi lại lớn hơn Hùng đến gần ba chục tuổi, nên chúng tôi chú chú con con ngon lành trong suốt thời gian ba tuần lễ ở gần nhau tại một làng nhỏ miền Tây Nam nước Pháp. Nhan đề của bài này là một thứ nhại đùa cuốn A Letter to a Young Painter của Herbert Read.* Hùng thân mến, Tháng qua, chú ngạc nhiên hết sức khi nhận được “hồng thiệp” của con gửi từ Hòa Lan. Chú cứ tưởng rằng… ngổ ngáo như con thì cũng còn lâu mới có chuyện lấy vợ. Ai ngờ! Nhưng rồi chú cũng nghĩ lại giật mình thấy chú như đã bắt đầu có cái lối phản ứng qui ước của người (sắp?) về già. Năm nay con hăm lăm, con lấy vợ. Hai mươi tám năm về trước, chú cũng lấy vợ (lần đầu) khi lăm lăm tuổi. Có gì mà ngờ với không ngờ. Chú đặt “hồng thiệp” giữa hai dấu kép, con biết vì sao không? Vì cái thệp con vẽ và in đẹp lắm, giấy có gân, trắng ngà, chữ tím nhạt. Độc đáo. Chú ngán quá rồi những cái thiệp cưới lòa lọet màu hồng chữ đỏ, chữ phúc thọ con rồng con phụng tùm lum, rồi đủ cả ngựa anh đi trước võng nàng theo sau, v.v… Thế là Hùng lấy vợ! Chú chúc phúc hai đứa yên ấm suốt đời bên nhau. Chú yên tâm về cái vụ hạnh phúc trăm năm đó. Chú chỉ nhân cơ hội này, viết thư cho Hùng đọc mà vui thêm. Chú muốn nói cho Hùng biết rằng chú lo cho con đó. Chú không lo cho cái nợ thê noa của con mà chỉ lo về cái nghiệp dĩ của con. Nói rằng lo cũng không phải. Phân vân, đúng hơn. Lẫn lộn với thích thú, hồi hộp. Năm ngóai, gặp con lần đầu, chú không ngờ một thanh niên vượt biên tị nạn mới có hai, ba năm ở một cái xứ Bắc Âu xa xôi là Hòa Lan, mới có hai mươi mấy tuổi đầu, không cha mẹ chị em đùm bọc, mà lại dấn thân vào con đường hội họa. Ai lại không biết là khắp thế giới từ năm 1975, đại đa số lứa trẻ Việt Nam đều chọn những con đường khoa học kỹ thuật, thương mại, kinh tế mà đi và câu chuyện các học sinh, sinh viên Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tích rực rỡ không còn làm chúng ta ngạc nhiên nữa. Dĩ nhiên có nhiều động cơ và lý do tạo nên hiện tượng đó. Đã có nhiều vị học giả, nhà giáo dục, trí thức, bỏ công giải thích cặn kẽ cho chúng ta biết rồi. Điều chú không biết là ma nào dẫn lối quỉ nào đưa đường để Hùng chọn lấy những chốn đọan trường (hội họa) mà đi! Chú nói hội họa. Chú không nói những thứ từa tựa như hội họa, bà con xa gần, thường thường thì xa, thật xa, của hội họa. Chú đọc báo thỉnh thỏang thấy tin một vài người trẻ có những thành công đáng kể trong các ngành minh họa sách báo, vẽ kiểu thời trang, áo quần, bàn ghế, trang trí nhà cửa v.v… Và chú mừng cho họ, cho họa sĩ trẻ, những thành tích khai phá độc đáo thiết tha, chú không thấy nói đến. Con đừng hiểu lầm chú nhé. Chú không nói rằng hội họa là thấp, là hèn. Ở đây, dĩ nhiên chỉ có sự khác nhau mà thôi. Tỉ như làm thơ và viết quảng cáo (ad-writing). Viết quảng cáo hay còn có thể đem lại cho quảng cáo một chút.. thi vị, có phải còn hơn là làm thơ dở ẹt không, Hùng? Bên này là một cái nghiệp, bên kia là một cái nghề. Nghề nghiệp! Tiếng Việt ta đã chẳng tỏ ra có khả năng dung hợp đó sao. Thấy Hùng lại nghĩ đến ta. Năm hăm lăm tuổi, chú đã vướng phải cái nghiệp dĩ hội họa. Nhưng hòan cảnh của con ngày nay. Chuyện quá dông dài, chú chỉ có thể nói gọn cho con nghe như thế này: chú bị (hay là được?) cái thế giới nghệ thuật Paris của giữa thập niên 50 nó há cái mồm toang hóac bà chằng nó ngọam lấy chú, nó nuốt chú như một con mãng xà khổng lồ nuốt con nai tơ, thân hình mất hút đi rồi mà hai chân sau còn cựa quay, đập ngang đập dọc một lúc, rồi rốt cục cũng nuốt luột trơn tru vào bụng rắn. Chú mất hút vào bụng rắn mà vẫn biết rằng bên kia Đông Âu, bên kia Ấn Độ, mãi bên kia trái đất, còn có một nước Việt Nam nhỏ bé hình cong như chữ S, một nước Việt Nam xơ xác bần hàn, một nước Việt Nam thương yêu thần tiên, ở đó có cha mẹ, có anh chị em, có bụi chuối cây chanh, có sông Hương, có cửa Thượng Tứ, nơi đó một ngày chú sẽ trở về. Con mãng xà nó có nghiền nát chú đi, tiêu hóa chú, nhưng như Tề Thiên Đại Thánh, chú biến hóa vô lường, chú sẽ thóat bụng rắn, chú sẽ lấy thiết bản chống cái mồm toang hóac của nó mà chui ra, để trở về, như một nghệ sĩ, một họa sĩ Việt Nam. Về một nước Việt Nam tự do thanh bình. Về để vẽ những bức tranh vĩ đại thật là tranh Việt Nam. Đó, ba mươi năm về trước, cái tự tín (tự tín hay tự đại?) ngông nghênh vô bờ của chú nó như vậy đó. Chú nghĩ vậy và chú thương Hùng. Houten heo hút của xứ “Đất Thấp” (con có biết người Pháp gọi Hòa Lan là Pays-Bas không?) nơi con đang trú ngụ chính Hùng cũng phải chịu là… không phải Paris kinh thành ánh sáng và nghệ thuật. Và Bắc Âu của những năm 80 đ ...

Tài liệu được xem nhiều: