Danh mục

Thu hồi đất: Chuẩn mực nhân quyền quốc tế và một số vấn đề ở Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.18 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích một số nội dung của các chuẩn mực quốc tế, do các cơ quan Liên Hợp quốc xây dựng, chống lại những vi phạm nhân quyền do việc thu hồi đất, cưỡng chế di dời gây ra. Các chuẩn mực này (gồm những khía cạnh về nội dung và thủ tục) chủ yếu được thể hiện tại Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thu hồi đất: Chuẩn mực nhân quyền quốc tế và một số vấn đề ở Việt Nam THU HỒI ĐẤT: CHUẨN MỰC NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ Ở VIỆT NAM TS. Lã Khánh Tùng Tóm tắt: Trong bài viết, tác giả phân tích một số nội dung của các chuẩn mực quốc tế,do các cơ quan Liên Hợp quốc xây dựng, chống lại những vi phạm nhân quyền doviệc thu hồi đất, cưỡng chế di dời gây ra. Các chuẩn mực này (gồm những khía cạnhvề nội dung và thủ tục) chủ yếu được thể hiện tại Công ước quốc tế về các quyền kinhtế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966), Bình luận chung số 4 (năm 1991) và Bìnhluận chung số 7 (năm 1997) của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (cơquan có trách nhiệm giám sát việc thực thi ICESCR) về quyền có nơi ở thích đáng,Nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền về cưỡng chế di dời 1993/77 (năm 1993)... Sauđó, tác giả bước đầu so sánh các chuẩn mực nhân quyền quốc tế đó với khuôn khổphát luật, thể chế và thực tiễn Việt Nam, đồng thời nêu ra một số khuyến nghị bướcđầu cho tiến trình hoàn thiện pháp luật. Từ khóa: Thu hồi đất; cưỡng chế di dời; quyền có nơi ở thích đáng. Việc thu hồi đất, cưỡng chế di dời đã diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành trongtiến trình phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam những thập niên qua. Trên thế giới,trước thực trạng “đổ xô chiếm đất toàn cầu” (global land rush)1, Liên Hợp quốc vàcác tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đã quan tâm nghiên cứu, xây dựng các chuẩnmực liên quan đến đất đai từ góc độ nhân quyền. Trong bài viết này, tác giả phân tíchmột số nội dung chủ yếu của các chuẩn mực và cơ chế quốc tế chống lại những sự viphạm nhân quyền do việc thu hồi đất, cưỡng chế di dời có thể gây ra, và một vàikhuyến nghị bước đầu cho Việt Nam trong tiến trình hoàn thiện pháp luật và thựchành liên quan. 1. Khái quát Việc thu hồi đất (land acquisition/expropriation), cưỡng chế di dời (forcedevictions), buộc người dân phải dịch chuyển, bị trục xuất khỏi đất đai, nơi ở của họcho các dự án phát triển, dự án kinh doanh (làm đường, xây nhà máy, thủy điện, khucông nghiệp, khu đô thị...) diễn ra tại nhiều quốc gia. Việc di dời có nguy cơ dẫn đếnmất an toàn lương thực, sinh kế, tổn hại đến quyền có nhà ở và nhiều quyền xã hội1 Rabah Arezki và cộng sự, What Drives the Global “Land Rush”?, World Bank EconomicReview, Volume 29, Issue 2, July 2015 221khác (giáo dục, y tế, việc làm) của dân cư. Những điều này lại dẫn đến phân hóa xãhội, tăng người nhập cư vào các đô thị, tạo ra áp lực cho đất đai và nhà ở đô thị.2 Tính nghiêm trọng củan việc cưỡng chế di dời khỏi nơi cư trú đã được cộngđồng quốc tế quan tâm từ lâu. Năm 1976, Hội nghị Liên Hợp quốc về Định cư đã lưuý các quốc gia cần phải quan tâm đăc biệt đến việc di dời nơi ở và “các hoạt động didời chỉ được thực hiện khi việc bảo tồn và khôi phục là không thể thực hiện được vàđã tiến hành các biện pháp tái định cư”. Năm 1988, Chiến lược toàn cầu về nơi ở đếnnăm 2000 do Đại Hội đồng Liên Hợp quốc thông qua theo Nghị quyết 43/181 ghinhận rằng các nhà nước có “nghĩa vụ cơ bản là bảo vệ và cải thiện tình hình nhà ở vàmôi trường xung quanh hơn là làm tổn hại hoặc phá huỷ chúng”. Trong luật nhân quyền quốc tế, một số quy định đã được Liên Hợp quốc pháttriển để bảo vệ quyền của các cá nhân và cộng đồng liên quan đến thu hồi đất, cưỡngchế di dời. Các văn kiện liên quan trực tiếp nhất bao gồm: Công ước quốc tế về cácquyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966), Bình luận chung số 4 (năm 1991)và Bình luận chung số 7 (năm 1997) của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và vănhóa (cơ quan có trách nhiệm giám sát việc thực thi ICESCR) về quyền có nơi ở thíchđáng, Nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền về cưỡng chế di dời 1993/77 (năm 1993),Tài liệu chuyên đề số 25 của Liên Hợp quốc về cưỡng chế di dời. Khái niệm “cưỡng chế di dời” (forced evictions) hàm ý có sự tùy tiện và tráiphái luật. Một số người đã đề nghị thay thế khái niệm này bằng “di dời không côngbằng” (unfair evictions) hoặc “di dời trái pháp luật” (illegal evictions), tuy nhiên, sựphản đối lại cho rằng thực tế pháp luật quốc gia bảo vệ quyền về nhà ở và phù hợpvới chuẩn mực nhân quyền là rất thiếu. Thuật ngữ “cưỡng chế di dời” được sử dụngtrong Bình luận chung số 7 của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đượcđịnh nghĩa là “sự di dời một cách vĩnh viễn hoặc tạm thời các cá nhân, gia đìnhvà/hoặc các cộng đồng ra khỏi nhà và/hoặc đất mà họ đang chiếm hữu, trái vớinguyện vọng của họ, mà không có hoặc không thể tiếp cận các hình thức bảo vệpháp lý hoặc các hình thức bảo vệ thích hợp khác”. Tuy vậy, việc ngăn cấm“cưỡng chế di dời” không áp dụng cho những “cuộc cưỡng chế thực hiện bằng vũ lựcphù hợp với pháp luật và tuân thủ các điều khoản của hai Công ước quốc tế về quyềncon người” ( Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa- ICES ...

Tài liệu được xem nhiều: