Danh mục

Thu hút và phát triển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm phát triển bền vững tại Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.88 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thu hút và phát triển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm phát triển bền vững tại Việt Nam trình bày tổng quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; Việt Nam đã hoàn thành quá trình chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường; Việt Nam cần nâng cao chất lượng của FDI trong thời gian tới; Những thách thức phát triển trong tương lai của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thu hút và phát triển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm phát triển bền vững tại Việt Nam THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM TS. Vũ Ngọc Xuân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Việc thu hút và phát triển vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tại Việt nam đạt kết quả ấn tượng với mức tăng hơn 10 lần những năm qua. Năm 2018, tổng số vốn dự án FDI đăng ký mới là 35,46 tỷ đô la, vốn FDI đã thực hiện khoảng 19,1 tỷ đô la, tăng 9,1% so với năm 2017. Trong 7 tháng đầu năm 2019, vốn FDI đạt khoảng 11,6 tỷ đô la, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2018. Thu hút vốn FDI hiện nay cần phải đảm báo phát triển xanh, thân thiện với môi trường cho mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Chúng ta cải cách kinh tế từ nền kinh tế tập trung những năm 1980 thành nền kinh tế thị trường từ năm 1986, đến nay đã trải qua hơn 30 năm đổi mới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2007 bắt đầu từ thị trường cho vay dưới chuẩn của Mỹ, Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất trên thế giới, phát triển thoát nhanh ra khỏi khủng hoảng bằng cách thu hút các dự án FDI đầu tư trong những ngành như điện thoại, máy tính, dệt may, dày dép, bất động sản... Bằng cách tự do hóa giá cả, mở cửa cho thương mại quốc tế và cho phép doanh nghiệp FDI, tư nhân cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước (SOEs),Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế năng động trên thế giới. Chúng ta đã tận dụng được lợi thế do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung Quốc từ 2018 đến nay, thu hút hầu hết các tập đoàn hàng đầu thế giới đầu tư FDI vào Việt Nam. Nhờ đó, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình trên 7% trong thời gian 20 năm, tăng gấp bốn lần quy mô nền kinh tế đạt mức GDP khoảng 260 tỷ đô la năm 2019. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Tổng sản phẩm quốc dân (GDP), Doanh nghiệp nhà nước (SOEs), tổ chức thương mại thế giới (WTO) 1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Tăng trưởng nhanh chóng việc làm và mức lương đã thay đổi cuộc sống của người dân Việt Nam. Tỷ lệ nghèo giảm trung bình 2,9 điểm phần trăm mỗi năm, từ mức 58% năm 1993 xuống mức thấp 14,2% trong năm 2010, theo chuẩn nghèo chính thức, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đã công bố tỷ lệ này còn 5,35% vào năm 2018. Vào giữa những năm 2000, Việt Nam đã thu hút được dòng tài nguyên bên ngoài kỷ lục, dưới hình thức FDI và ODA, tỷ lệ đầu tư tài trợ trên 40% GDP - trong số những quốc gia cao nhất thế giới. Điều này cho phép Việt Nam mở rộng cơ sở hạ tầng cơ bản và các dịch 336 vụ thiết yếu cho phần lớn dân số, đạt được những thành tựu lớn trong sự phát triển của con người. Hình 1: So sánh tăng trưởng GDP ở các nước châu Á được chọn Nguồn: Cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương (EAP),2014 Giống như các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, không giống như một số quốc gia châu Á khác, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã không trở lại mức được thấy trước năm 2007 (xem Hình 1). Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế của chúng ta không còn là vì thoát ra khỏi quốc gia thu nhập thấp, vấn đề hiện khó giải quyết hơn thông qua các công cụ chính sách truyền thống của Chính phủ, chúng ta gặp nhiều nguy cơ nhằm thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình. Vấn đề về hiệu suất tăng trưởng dường như lớn hơn là tác động từ môi trường bên ngoài bất lợi. Chiến tranh thương mại Mỹ Trung suốt từ năm 2018 đến nay không có dấu hiệu hạ nhiệt. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia bên cạnh ảnh hưởng tiêu cực, thì lại có lợi thế lớn trong thu hút FDI nhằm tránh tác động thuế quan từ Mỹ. Một số lượng lớn các nhà phân tích và chuyên gia thế giới, cả về phía quốc tế và Việt Nam, cho rằng Việt Nam đã đạt đến giới hạn của những gì có thể đạt được thông qua mô hình tăng trưởng của những năm 1990 và 2000. Trong những năm tới từ 2019, chúng ta cần thay đổi mô hình tăng trưởng thông qua việc thu hút và phát triển FDI xanh, thân thiện môi trường như các sản phẩm công nghệ cao, ngành chế tạo ô tô, sản phẩm điện thoại, trí tuệ nhân tạo AI, năng lượng sạch, bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng… nhằm đáp ứng xu hướng chuyển dịch sang cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Mối quan tâm này bắt nguồn từ một số yếu tố. Tăng trưởng trong quá khứ đã được thúc đẩy phần lớn nhờ lực lượng lao động giá rẻ, mở rộng và tái cân bằng nền kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ và sản xuất, trong đó năng suất cao hơn từ hai đến bốn 337 lần. Những thay đổi cơ cấu này hiện đang diễn ra. Tăng trưởng trong tương lai cần đến từ những cải tiến về năng suất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tăng trưởng năng suất lao động đã chậm lại trong khi năng suất vốn liên tục giảm. Năng suất tổng yếu tố (một biện pháp nhằm cho thay đổi công nghệ trong nền kinh tế) đã giảm từ 19,9% vào giữa những năm 2000 xuống chỉ còn 12,5% trong giai đoạn 2007 - 2015, so với mức trung bình từ 20 đến 30% ở các nước đang phát triển. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng GDP do tăng năng suất đã giảm từ 56% trong giai đoạn 1991 - 1995 xuống chỉ còn 8,9% trong giai đoạn 2006 - 2016. Đây là yếu tố chính cho đánh giá rằng chúng ta cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng và tìm cách thu hút FDI ở các ngành công nghệ cao, chế tạo, những sản phẩm phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Nó cho thấy rằng các vấn đề hiện tại của Việt Nam không phải do thiếu nguồn lực tài chính phát triển, mà là một thách thức ngày càng tăng trong việc sử dụng vốn một cách hiệu quả. Trên thực tế, các tác giả của Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2018 đã kết luận: “Nếu năm chuyển tiếp ban đầu của Việt Nam đã được đánh dấu bởi tăng trưởng với nguồn lực hạn c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: