Danh mục

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hướng tới mục tiêu phát triển bền vững: Kinh nghiệm từ một số nước ASEAN

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 419.69 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hướng tới mục tiêu phát triển bền vững: Kinh nghiệm từ một số nước ASEAN được nghiên cứu với mục tiêu tổng kết lại những điều chỉnh trong chính sách thu hút (FDI) của một số nước ASEAN và rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hướng tới mục tiêu phát triển bền vững: Kinh nghiệm từ một số nước ASEAN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC ASEAN ThS. Vũ Thị Vân Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Điều chỉnh chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng tự do hóa là một đặc điểm nổi bật trong các chính sách đầu tư quốc tế, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Phát triển chính sách đầu tư cũng chính là quá trình các quốc gia tăng cường thu hút FDI và các chính sách đầu tư này đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Chính sách đầu tư “thế hệ mới” gắn liền tăng trưởng và phát triển bền vững (PTBV) với trọng tâm là nỗ lực thu hút và đạt được hiệu quả từ hoạt động đầu tư. Trong bối cảnh đó, các thành viên ASEAN đã có những nỗ lực nổi bật trong việc điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) theo hướng tự do hóa nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa giữa chính sách quốc gia và chính sách quốc tế. Bài viết này hướng tới mục tiêu tổng kết lại những điều chỉnh trong chính sách thu hút (FDI) của một số nước ASEAN và rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ khóa: Điều chỉnh chính sách, FDI, ASEAN 1. KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 1.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Singapore Singapore là một trong những quốc gia có môi trường kinh tế canh tranh và thân thiện hàng đầu trên thế giới với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Singapore luôn nằm trong số những quốc gia thu hút nhiều FDI nhất trong khu vực châu Á cũng như trên thế giới. Đây là quốc gia đã thu hút nhiều nhất dòng vốn FDI trong nhiều năm qua, vượt xa các nước thành viên khác. Dịch vụ là một trong những nhóm lĩnh vực phát triển nhất tại quốc gia này. Singapore cung cấp cho các nhà đầu tư một môi trường kinh tế vĩ mô hấp dẫn và ổn định. Công nghiệp hóa nhanh chóng, cùng với các chính sách hỗ trợ FDI, đã biến quốc đảo này trở thành một địa điểm hấp dẫn đối với vốn nước ngoài. Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2016 của Liên hợp quốc, dòng vốn FDI của Singapore đứng ở mức 65 tỷ USD vào năm 2015, trong khi vốn đầu tư nước ngoài năm 2016 giảm xuống còn 50 tỷ USD. Các ngành sản xuất và dịch vụ là những ngành đóng góp chính cho nền kinh tế và chiếm gần 80 đến 85% GDP. 314 Theo lĩnh vực đầu tư, vốn FDI được phân bổ trong nhiều ngành kinh tế của Singapore. Trong số đó, ngành dịch vụ tài chính - bảo hiểm, ngành sản xuất cùng với bán buôn - bán lẻ là ba ngành thu hút lượng vốn FDI nhiều nhất, chiếm 47,8% tổng lượng vốn FDI tại Singapore (tương đương 408,3 tỷ SGD). Một trong những đặc điểm tạo nên sự thành công trong thu hút FDI của Singapore chính là việc thu hút FDI luôn gắn chặt với việc phát triển theo chiều sâu. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, Singapore luôn cho thấy một mối liên kết chặt chẽ giữa các chiến lược phát triển kinh tế và chính sách phát triển bền vững dựa trên nền tảng phát triển kỹ thuật (Kuruvilla và Chua, 2000). Trong quá trình công nghiệp hóa sớm, Singapore tập trung vào phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ bản để bổ sung cho nền kinh tế thâm dụng lao động (Kuruvilla et al., 2002). Khi đất nước bắt đầu thu hút và dựa vào FDI trong các ngành thâm dụng vốn và kỹ năng nhiều hơn, chính sách giáo dục và đào tạo bắt đầu tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng kỹ thuật cụ thể theo yêu cầu của các nhà đầu tư. Từ những năm 1980, hệ thống đào tạo kỹ thuật và dạy nghề đã được đào sâu, trong khi hệ thống đại học được cải cách và mở rộng. Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, Chính phủ Singapore đã đặt ra mục tiêu là tận dụng kiến thức và công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài để tăng cường các nỗ lực giáo dục và đào tạo trong nước, bao gồm thông qua đào tạo trực tiếp nhân viên liên kết nước ngoài và các nhà cung cấp trong nước. Do kết quả của các chính sách kỹ năng tích hợp này và khả năng đáp ứng của họ đối với thay đổi kinh tế, Singapore đã phát triển một trong những lực lượng lao động có trình độ cao nhất trên thế giới. Mặc dù đã có những kết quả tích cực như vậy, song Singapore vẫn luôn có những điều chỉnh trong chiến lược thu hút FDI nhằm hướng tới mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững, cụ thể: Thứ nhất, tạo một môi trường vĩ mô ổn định và hấp dẫn để thu hút FDI Những năm qua, Singapore nổi tiếng với bộ máy hành chính hoạt động rất trơn tru, nhanh chóng, với sự cộng tác hiệu quả giữa các các cơ quan hữu quan để giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển dễ dàng. Các doanh nghiệp nước ngoài chỉ cần xin cấp giấy phép hoạt động và đăng ký thành lập, thông qua sự kiểm soát của Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (ACRA), với nhiều hình thức như mở công ty con, văn phòng chi nhánh, văn phòng đại diện. Các thủ tục đăng ký này rất rõ ràng và nhất quán, cũng như cơ chế thuế ưu đãi và liên danh hiệu quả cùng việc cho phép sở hữu nước ngoài 100%. Không chỉ vậy, Chính phủ Singapore còn tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng về thị thực nhập cảnh và cư trú cho người nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh tại Singapore. Với sự hỗ trợ tối đa từ Chính phủ thông qua các chương trình và khuyến khích, Singapore được nhìn nhận là nơi dễ dàng nhất thế giới để mở hoạt động kinh doanh cũng như là nền kinh tế cạnh tranh nhất trong khu vực. Trong hơn một thập kỷ, 315 Singapore luôn nằm trong số ba quốc gia dẫn đầu về chỉ số thuận lợi kinh doanh (EBDI - Ease of Doing Business Index). Theo Doing Business Study (2017) của World Bank, Singapore đứng thứ 2 trong số 1 ...

Tài liệu được xem nhiều: