Thử nghiệm ứng dụng bể bùn sinh học lọc dòng ngược xử lý nước thải nhà hàng
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 572.15 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu nhằm thử nghiệm sử dụng bể USBF quy mô pilot để xử lý nước thải phát sinh từ nhà hàng. Qua nghiên cứu có thể đề xuất thời gian lưu nước và loại giá thể tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các cơ sở kinh doanh ăn uống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thử nghiệm ứng dụng bể bùn sinh học lọc dòng ngược xử lý nước thải nhà hàng THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG BỂ BÙN SINH HỌC LỌC DÒNG NGƯỢC XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ HÀNG Lê Hoàng Việt1, Nguyễn Công Thuận1 Đặng Thị Hồng Yến2, Nguyễn Võ Châu Ngân1 1 Trường Đại học Cần Thơ 2 Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Tiền Giang Tóm tắt Trong nghiên cứu này, mô hình bể USBF có giá thể PET tự chế và giá thể thương mại được bố trí trực tiếp tại nhà hàng để xử lý nước thải. Với các thông số vận hành MLVSStk = 3138 mg/L, MLVSShk = 3055 mg/L, DOtk = 0,43 mg/L, DOhk = 3,23 mg/L, thời gian lưu phù hợp để bể USBF xử lý nước thải nhà hàng đạt quy chuẩn hiện hành là 10 giờ, trong khi ở thời gian lưu 8 giờ có 4/11 thông số khảo sát (pH, BOD5, COD, TDS) vượt quy chuẩn xả thải của QCVN 14:2008/BTNMT. Ở hầu hết các thông số chất lượng nước, hiệu suất xử lý nước thải của bể USBF giá thể tự chế và giá thể thương mại không khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %. Từ khóa: Bể USBF; Giá thể; Nước thải nhà hàng; Thời gian tồn lưu. Abstract Applied upflow sludge blanket filtration model to treat restaurant wastewater In this study, the USBF pilot models with artificial medium and commercial medium were set up at the restaurant to test for watstewater treatment efficiencies. With the operation parameters of MLVSStk = 3138 mg/L, MLVSShh = 3055 mg/L, DOtk = 0.43 mg/L, DOhk = 3.23 mg/L, the optimum HRT to treat restaurant wastewater is 10 hours, while in the 8-hour HRT, there were 4/11 water quality parameters of pH, BOD5, COD and TDS exceeded discharge standards of QCVN 14:2008/ BTNMT. The wastewater treatment efficiency of the USBF tank added artificial medium and the commercial medium was not significantly different at the 5 %. Keywords: USBF tank; Medium; Restaurant wastewater; Hydraulic retention time. 1. Giới thiệu Để phục vụ cho các nhu cầu dịch vụ của xã hội ngày một tăng nhanh, số lượng các quán ăn, nhà hàng đang gia tăng không ngừng, kéo theo mối quan tâm đến việc xử lý nước thải. Mỗi ngày một cơ sở kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ thải ra từ vài mét khối đến vài chục mét khối nước thải có hàm lượng chất hữu cơ, protein, carbon hydrat, các chất béo dầu mỡ cao. Hiện tại để xử lý loại nước thải này doanh nghiệp thường áp dụng công nghệ xử lý bể bùn hoạt tính kết hợp vật liệu dính bám. Công nghệ IFAS (Integrated Fixed - Film Activated Sludge) cung cấp giá thể vi sinh vào bể bùn hoạt tính là công nghệ kết hợp hai quy trình tăng trưởng lơ lửng và tăng trưởng bám dính để làm tăng mật độ vi sinh vật trong bể xử lý, tăng hiệu quả xử lý BOD, nitrat hóa và khử nitrat của bể [1]. Tuy nhiên, công nghệ này phát sinh một số hạng mục bổ sung như hệ thống chặn giá thể vi sinh, do đó gây tổn thất thủy lực qua các công trình được bổ sung thêm. Gần đây bể bùn hoạt tính có một phiên bản mới là bể USBF (Upflow Sludge Blanket Filter), đây là loại bể bùn hoạt tính kết hợp với bể lắng dòng ngược trong cùng một bể và có hai khu vực hoạt động theo quy trình thiếu khí và hiếu khí. Việc đưa giá thể vào trong bể này có thể nâng cao hiệu suất xử lý, giảm giá thành xây dựng [2]. Tuy nhiên, hiện nay các giá thể vi sinh vật dùng trong xử lý nước bán trên thị trường làm bằng nhựa chính phẩm khá đắt tiền. Nhóm nghiên cứu của Lê Hoàng Việt đã chế tạo giá thể PET ứng dụng cho bể USBF để xử lý nước thải nhà hàng đạt quy 408 Hội thảo Quốc gia 2022 chuẩn xả thải, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đánh giá hiệu quả xử lý của bể USBF ở quy mô phòng thí nghiệm [3]. Nghiên cứu nhằm thử nghiệm sử dụng bể USBF quy mô pilot để xử lý nước thải phát sinh từ nhà hàng. Qua nghiên cứu có thể đề xuất thời gian lưu nước và loại giá thể tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các cơ sở kinh doanh ăn uống. 2. Phương pháp, phương tiện nghiên cứu 2.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu Hai bể USBF chế tạo bằng composite có độ bền và chịu được các tác động khi bố trí ngoài trời. Để tăng hiệu quả xử lý của bể USBF, bổ sung giá thể vào ngăn hiếu khí với thể tích giá thể chiếm 5 %. Có hai loại giá thể sử dụng trong nghiên cứu này gồm giá thể thương mại Mutag Biochip và giá thể PET tự chế của cùng nhóm nghiên cứu [3]. Cả hai bể được bố trí vận hành xử lý nước thải trong khuôn viên một nhà hàng ăn uống ở trung tâm thành phố Cần Thơ. Nước thải làm thí nghiệm được bơm từ hố thu nước thải tại khu bếp ăn của nhà hàng lên bồn chứa PVC thể tích 2 m3. Nước từ bồn chứa PVC sau đó được đưa vào các bể USBF bằng bơm định lượng. 2.2. Phương pháp và các bước thí nghiệm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thử nghiệm ứng dụng bể bùn sinh học lọc dòng ngược xử lý nước thải nhà hàng THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG BỂ BÙN SINH HỌC LỌC DÒNG NGƯỢC XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ HÀNG Lê Hoàng Việt1, Nguyễn Công Thuận1 Đặng Thị Hồng Yến2, Nguyễn Võ Châu Ngân1 1 Trường Đại học Cần Thơ 2 Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Tiền Giang Tóm tắt Trong nghiên cứu này, mô hình bể USBF có giá thể PET tự chế và giá thể thương mại được bố trí trực tiếp tại nhà hàng để xử lý nước thải. Với các thông số vận hành MLVSStk = 3138 mg/L, MLVSShk = 3055 mg/L, DOtk = 0,43 mg/L, DOhk = 3,23 mg/L, thời gian lưu phù hợp để bể USBF xử lý nước thải nhà hàng đạt quy chuẩn hiện hành là 10 giờ, trong khi ở thời gian lưu 8 giờ có 4/11 thông số khảo sát (pH, BOD5, COD, TDS) vượt quy chuẩn xả thải của QCVN 14:2008/BTNMT. Ở hầu hết các thông số chất lượng nước, hiệu suất xử lý nước thải của bể USBF giá thể tự chế và giá thể thương mại không khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %. Từ khóa: Bể USBF; Giá thể; Nước thải nhà hàng; Thời gian tồn lưu. Abstract Applied upflow sludge blanket filtration model to treat restaurant wastewater In this study, the USBF pilot models with artificial medium and commercial medium were set up at the restaurant to test for watstewater treatment efficiencies. With the operation parameters of MLVSStk = 3138 mg/L, MLVSShh = 3055 mg/L, DOtk = 0.43 mg/L, DOhk = 3.23 mg/L, the optimum HRT to treat restaurant wastewater is 10 hours, while in the 8-hour HRT, there were 4/11 water quality parameters of pH, BOD5, COD and TDS exceeded discharge standards of QCVN 14:2008/ BTNMT. The wastewater treatment efficiency of the USBF tank added artificial medium and the commercial medium was not significantly different at the 5 %. Keywords: USBF tank; Medium; Restaurant wastewater; Hydraulic retention time. 1. Giới thiệu Để phục vụ cho các nhu cầu dịch vụ của xã hội ngày một tăng nhanh, số lượng các quán ăn, nhà hàng đang gia tăng không ngừng, kéo theo mối quan tâm đến việc xử lý nước thải. Mỗi ngày một cơ sở kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ thải ra từ vài mét khối đến vài chục mét khối nước thải có hàm lượng chất hữu cơ, protein, carbon hydrat, các chất béo dầu mỡ cao. Hiện tại để xử lý loại nước thải này doanh nghiệp thường áp dụng công nghệ xử lý bể bùn hoạt tính kết hợp vật liệu dính bám. Công nghệ IFAS (Integrated Fixed - Film Activated Sludge) cung cấp giá thể vi sinh vào bể bùn hoạt tính là công nghệ kết hợp hai quy trình tăng trưởng lơ lửng và tăng trưởng bám dính để làm tăng mật độ vi sinh vật trong bể xử lý, tăng hiệu quả xử lý BOD, nitrat hóa và khử nitrat của bể [1]. Tuy nhiên, công nghệ này phát sinh một số hạng mục bổ sung như hệ thống chặn giá thể vi sinh, do đó gây tổn thất thủy lực qua các công trình được bổ sung thêm. Gần đây bể bùn hoạt tính có một phiên bản mới là bể USBF (Upflow Sludge Blanket Filter), đây là loại bể bùn hoạt tính kết hợp với bể lắng dòng ngược trong cùng một bể và có hai khu vực hoạt động theo quy trình thiếu khí và hiếu khí. Việc đưa giá thể vào trong bể này có thể nâng cao hiệu suất xử lý, giảm giá thành xây dựng [2]. Tuy nhiên, hiện nay các giá thể vi sinh vật dùng trong xử lý nước bán trên thị trường làm bằng nhựa chính phẩm khá đắt tiền. Nhóm nghiên cứu của Lê Hoàng Việt đã chế tạo giá thể PET ứng dụng cho bể USBF để xử lý nước thải nhà hàng đạt quy 408 Hội thảo Quốc gia 2022 chuẩn xả thải, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đánh giá hiệu quả xử lý của bể USBF ở quy mô phòng thí nghiệm [3]. Nghiên cứu nhằm thử nghiệm sử dụng bể USBF quy mô pilot để xử lý nước thải phát sinh từ nhà hàng. Qua nghiên cứu có thể đề xuất thời gian lưu nước và loại giá thể tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các cơ sở kinh doanh ăn uống. 2. Phương pháp, phương tiện nghiên cứu 2.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu Hai bể USBF chế tạo bằng composite có độ bền và chịu được các tác động khi bố trí ngoài trời. Để tăng hiệu quả xử lý của bể USBF, bổ sung giá thể vào ngăn hiếu khí với thể tích giá thể chiếm 5 %. Có hai loại giá thể sử dụng trong nghiên cứu này gồm giá thể thương mại Mutag Biochip và giá thể PET tự chế của cùng nhóm nghiên cứu [3]. Cả hai bể được bố trí vận hành xử lý nước thải trong khuôn viên một nhà hàng ăn uống ở trung tâm thành phố Cần Thơ. Nước thải làm thí nghiệm được bơm từ hố thu nước thải tại khu bếp ăn của nhà hàng lên bồn chứa PVC thể tích 2 m3. Nước từ bồn chứa PVC sau đó được đưa vào các bể USBF bằng bơm định lượng. 2.2. Phương pháp và các bước thí nghiệm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nước thải nhà hàng Quy mô pilot Xử lý nước thải Quy trình thiếu khí Công nghệ IFASGợi ý tài liệu liên quan:
-
ĐỀ TÀI: XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN
21 trang 249 0 0 -
191 trang 173 0 0
-
37 trang 137 0 0
-
22 trang 124 0 0
-
0 trang 113 0 0
-
108 trang 99 0 0
-
Luận văn: Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn
100 trang 93 0 0 -
35 trang 85 0 0
-
Đề tài: Xử lý nước thải trong sản xuất nước mắm
27 trang 77 0 0 -
Đề tài: Xử lý nước thải nhà máy giấy
59 trang 74 0 0