Đối với điểm đau, châm ở điểm đau nhất trước rồi đến điểm đối chiếu bên lành, sau đó đến các huyệt ở gần, xa... Tuy nhiên, nếu đau dữ dội thì nên dùng các huyệt ở xa theo tính cách “Dụ Đạo” trước, khi đã bớt đau mới châm lại ở điểm đau nhiều. Thí dụ: Cơn đau dạ dầy cấp, đau dữ dội. Châm huyệt Túc Tam Lý ở xa trước, sau khi đỡ đau mới châm huyệt Trung Quản (tại vùng đau). Cách châm, nên theo thứ tự: châm tại chỗ trước, gần rồi mới đến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỦ PHÁP CHÂM Phần 1 - THỨ TỰ LẤY HUYỆT TRƯỚC SAU THỦ PHÁP CHÂM Phần 1 THỨ TỰ LẤY HUYỆT TRƯỚC SAU Đối với điểm đau, châm ở điểm đau nhất trước rồi đến điểm đối chiếubên lành, sau đó đến các huyệt ở gần, xa... Tuy nhiên, nếu đau dữ dội thì nên dùng các huyệt ở xa theo tính cách“Dụ Đạo” trước, khi đã bớt đau mới châm lại ở điểm đau nhiều. Thí dụ: Cơn đau dạ dầy cấp, đau dữ dội. Châm huyệt Túc Tam Lý ởxa trước, sau khi đỡ đau mới châm huyệt Trung Quản (tại vùng đau). Cách châm, nên theo thứ tự: châm tại chỗ trước, gần rồi mới đến xa,trên trước, dưới sau (trên dưới ở đây cũng cần phải hiểu theo đường kinh màđịnh huyệt), bên đau trước, bên lành sau, huyệt Mộ trước, huyệt Bối du sau.Chỉ châm ở xa trước khi đau nhức quá nhiều. THỜI ĐIỂM CHÂM - Châm càng sớm càng tốt, như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu... có thểchỉ châm một vài lần là khỏi, có khi vừa châm xong đã thấy dễ chịu ngay. - Với chứng đau nhức, hễ điểm nào châm đã khỏi thì không nên châmlại nữa. - Mất ngủ thì nên châm trước khi đi ngủ để tăng hiệu quả cao hơn. - Với bệnh sốt rét, nếu cơn sốt lên có giờ (cữ) nhất định, nên châmchận cơn 2 - 3 giờ trước khi lên cơn. - Đối với người dễ bị cảm do thời tiết, lúc thời tiết sắp thay đổi (mùanắng sang mùa mưa...) nên châm hoặc cứu đề phòng một số huyệt đặc hiệunhư Túc Tam Lý, Đại Chùy, Phong Môn... - Các chứng cấp tính: co giật, động kinh, ngất, đau dữ dội... cần châmngay. Tuy nhiên, một số trường hợp như khi làm việc còn đang ra mồ hôinhiều, còn mệt nhọc... không nên châm vội, trừ trường hợp thật cần thiết đểtránh tình trạng vượng châm. CHỌN KIM Việc dùng kim châm đã được mô tả rất kỹ trong thiên ‘CửuChâmThập Nhị Nguyên’ (LKhu.1) và thiên ‘Quan Châm’ (LKhu.7). Khi nói về tác dụng và hậu quả của việc chọn dùng kim, thiên “QuanChâm” đã ghi: ”Bệnh ở cạn mà châm vào sâu thì bên trong sẽ làm tổnthương đến phần cơ nhục đang lành và nơi bì phu sẽ bị ung. Bệnh chỉ đángchâm kim nhỏ mà lại châm kim to, khí sẽ bị tả quá nhiều, bệnh sẽ hạithêm...” Bệnh đáng châm kim to mà lại châm kim nhỏ, khí chẳng nhữngkhông bị tả mà lại còn trở lại gây ra tệ hại hơn” (LKhu.7, 4-7). Nhận xét này của sách Linh Khu cho thấy tầm quan trọng của việcdùng đúng hay không đúng, chọn lựa kim cho thích hợp và hậu quả tai hạibiết bao nhiêu nếu không dùng đúng kim theo nhu cầu. Sách ‘Linh Khu’ mô tả và hướng dẫn sử dụng 9 loại kim như sau: 1- SÀM CHÂM ( Thiên “Cửu Châm Thập Nhị Nguyên” ghi: “Sàm châm đầu to, mũinhọn, dùng để tiết tả dương khí “ (LKhu 1, 53). ( Thiên “Quan Châm”: Bệnh ở vùng bì phu, không nằm ở chỗ nhấtđịnh, nên dùng Sàm châm châm vào chỗ đang bệnh” (L.Khu 7, 10). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: Thứ nhất: Sàm châm, lấy phép ở cânchâm, bỏ mũi đi thì thân kim còn lại là 1 thốn rưỡi, đầu mũi nhọn như mũitên, cả cây kim dài 1 thốn 6 phân, nó chủ về trị những bệnh ở đầu và thânmình” (LKhu 78, 15). 2- VIÊN CHÂM (Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Viên châm mũi hình nhưquả trứng, dùng để xoa, chùi trong khoảng phần nhục, không làm tổn thươngphần cơ nhục, dùng để châm cho khí ở khoảng giữa phần nhục phải tiết ra”(LKhu.1, 54). ( Thiên ‘Quan Châm’: Bệnh ở tại khoảng phần nhục nên dùng Viênchâm châm vào chỗ đang bệnh” (L.Khu.7, 12). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Viên châm, lấy phép ở nhữ châm,thân kim hình trụ tròn, mũi như hình quả trứng, dài 1 thốn 6 phân, chủ trị ởvùng phận nhục” ( LKhu 78, 16). 3- ĐỀ CHÂM ( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Đề châm nhọn như mũinhọn của hạt lúa thu?, chủ về việc án lên mạch không cho bị hãm vào, nhằmlàm cho kim được tiếp xúc với khí “ (LKhu.1, 55). ( Thiên ‘Quan Châm’: ‘Bệnh ở tại mạch, khí bị thiếu, cần phải đượcchâm bổ, trường hợp này nên dùng Đề Châm châm vào các huyệt Tĩnh,Vinh thuộc các đường kinh’ (L.Khu.7, 14). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Đề châm, lấy phép ở mũi nhọn củahạt lúa thử, dài 3 thốn rưỡi, chủ về án lên mạch để lấy được chính khí quayvề, và làm cho tà khí phải xuất ra” (LKhu 78, 17). 4- PHONG CHÂM ( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: Phong châm là loại kim 3mặt có cạnh sắc, dùng để phát tiết tà khí, trừ cố tật” (LKhu.1, 56). ( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh ở tại kinh lạc với chứng cố tý, nên dùngPhong châm” (L.Khu.7, 13). “Bệnh ở tại ngũ tạng lâu ngày: nên dùng kimPhong châm” (L.Khu.7, 20). ( Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “Trị chứng đại tà (thực), nên dùngPhong Châm (LKhu. 75, 72). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Phong châm, lấy theo phép nhữchâm, thân kim hình trụ tròn, mũi thật nhọn, dài 1 thốn 6 phân, chủ về chứngung và nhiệt, châm xuất huyết” (LKhu 78, 18). 5- PHI CHÂM ( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ g ...