Đắc Khí là gì? Trong lúc châm, yêu cầu quan trọng nhất của người châm là phải tạo được cảm giác nơi người bệnh, có cảm giác tức là đã châm đúng yêu cầu. Cảm giác này thay đổi tùy từng người: có người thấy căng, tê, tức, mỏi... Những cảm giác này được gọi là “Đắc Khí”. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Khi châm mà khí đã đến thì thôi, không nên châm tiếp trở lại... Khi nào khí đến đó là châm có kết quả tốt. Dấu hiệu của kết quả tốt ví như gió...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỦ PHÁP CHÂM - Phần 2 - ĐẮC KHÍ THỦ PHÁP CHÂM Phần 2 ĐẮC KHÍ Đắc Khí là gì? Trong lúc châm, yêu cầu quan trọng nhất của người châm là phải tạođược cảm giác nơi người bệnh, có cảm giác tức là đã châm đúng yêu cầu.Cảm giác này thay đổi tùy từng người: có người thấy căng, tê, tức, mỏi...Những cảm giác này được gọi là “Đắc Khí”. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Khi châm mà khí đã đếnthì thôi, không nên châm tiếp trở lại... Khi nào khí đến đó là châm có kết quảtốt. Dấu hiệu của kết quả tốt ví như gió thổi tan đám mây che, sẽ sáng tỏ nhưthấy được trời xanh” (LKhu 1, 72-75). Sách ‘Châm Kinh Chỉ Nam’ ghi: “Khí đến nhanh thì hiệu quả nhanh,khí đến chậm thì khó trị” Tại sao có cảm giác (hiện tượng) đắc khí trên ? *Theo YHHĐ Theo phản xạ liệu pháp thần kinh, khi cơ thể gặp kích thích ngoại giới(châm cứu...) các xung động đó được các cảm thụ thần kinh nhận và truyềnlên não. Tuy nhiên các cảm thụ hoạt động này phải tuân theo một số quyluật: Trước hết, muốn cho 1 tín hiệu được cơ thể nhận cảm thì phải có 1cường độ nhất định gọi là “Ngưỡng” (Seuil). Ngưỡng này thay đổi tùy theothời gian, không gian và tình trạng tâm sinh lý của cơ thể. Cùng 1 kích thích,thí dụ nước ở 350C là ấm đối với bàn tay đang bị lạnh cóng nhưng lại là lạnhđối với bàn tay vừa ngâm ở nước 45o - 50o. Như vậy, theo YHHĐ, đắc khílà 1 phản ứng của cơ thể khi kích thích của kim châm đạt đến ngưỡng kíchthích theo nguyên tắc phản xạ. *Theo YHCT Trong mỗi đường kinh, luôn có sự vận hành của kinh khí để tạo sứcsống lưu thông trong đường kinh. Bệnh tật gây ra sự rối loạn làm trở ngạiviệc lưu thông của kinh khí, vì thế ‘Nội Kinh’ cho rằng: “Thông tắc bấtthống, Thống tắc bất thông” (lưu thông thì không đau, đau thì không thông).Nguyên nhân gây bệnh có thể là do tà khí quá mạnh (tà khí thịnh), cũng cóthể là do cơ thể suy kém (chính khí suy), không đủ sức chống với tà khí. + Nếu do tà khí thịnh thường thấy hiện tượng đắc khí ngay, do tà khítheo kim ra ngoài, do đó, người châm và người bệnh đều cảm thấy ngay. + Nếu do chính suy khí, châm lâu khí mới đến, người bệnh và ngườichâm cảm thấy cảm giác đến chậm. Nếu chính khí quá suy, nhiều khi khôngcó cảm giác. Thiên ‘Chung Thỉ’ ghi: “Phàm phép châm, thuộc lần thứ 3 đó là phảichâm cho đến khi có cốc khí” (LKhu 9, 63) và:”Cho nên, châm 1 lần thì làmcho dương tà xuất ra, châm lần nữa sẽ làm cho âm tà tiết ra, châm lần 3 làmcho cốc khí đến thì thôi châm” (LKhu 9, 65). 1. Biểu Hiện Của Đắc Khí Sách ‘Châm Kinh Chỉ Nam’ ghi: “ Khí đến thì có cảm giác chìm, nổinhư cá cắn câu” nghĩa là lúc châm lúc châm đắc khí, tay thầy thuốc có cả mgiác nặng, chặt như bị cái gì hút lấy. ‘Tiêu U Phú’ ghi: “Khi thần khí đến, kim thấy chặt và rít”. Cảm giác đắc khí có thể cảm nhận được ở ngay nơi người châm vàngười được châm. • Người được có cảm giác căng, tức, tê, nặng, tê ở chỗ châm kim. Tê dọc theo đường kinh, lên trên hoặc xuống dưới huyệt châm (hiệntượng khí được thông). Thầy thuốc có cảm giác như kim bị hút xuống. Sở dĩ có hiện tượngnày là do tà khí quá mạnh. Vì vậy, khi rút kim ra, nếu thấy nhẹ, lòng khôngcòn vướng là dấu hiệu tốt: chứng tỏ tà khí đã bị đẩy ra ngoài. Khi vê kimhoặc tiến, lùi kim đều cảm thấy như có sức cản. Mắt có thể nhìn thấy hiện tượng rung giật ở những đám cơ gần huyệtvị hoặc thấy gân ngón tay, ngón chân rung giật, nhất là ở những huyệt cócảm giác mạnh như Hợp Cốc, Nội Quan.... Hiện nay, đa số có khuynh hướng nghiêng về cảm giác của ngườiđược châm. 2-Cách Thực Hiện Cho Đắc Khí Sau khi châm vào huyệt cho đạt cảm giác tê, tức, trướng... tức là đãđắc khí, dùng hai ngón tay cái và tro? bên phải cầm lấy đốc kim, đầu 2 haitay này hơi hướng lên. • Khi lùi ngón tay cái xuống, đưa ngón tro? lùi theo chiều nghịch kimđồng hồ, tức là Tả pháp, thì khí sẽ chạy xuống. Tùy tình trạng hư thực của người bệnh, tùy đường kinh, vị trí huyệt ởtrên hoặc dưới chỗ có bệnh mà quyết định đưa khí lên hoặc xuống. Khí đượcđưa đến chỗ có bệnh sẽ làm cho thông kinh hoạt lạc, có như thế mới đạt hiệuquả cao trong điều trị. Tùy theo thủ thuật (cách) châm, có thể có 4 trường hợp xẩy ra: a- Châm đúng huyệt, đắc khí mạch và lan truyền tốt theo đúng đườngkinh. Trường hợp này dẫn khí đến nơi bị bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất. b- Châm không đúng huyệt chỉ định nhưng trúng đường kinh, thì cũngcó đắc khí nhưng vừa phải. Kết quả việc dẫn khí đến nơi bệnh sẽ ít hơn. c- Nếu chỉ châm vào các nhánh (lạc), cảm giác tuy có nhưng chỉkhuếch tán nhẹ nơi châm, không dẫn khí được và tác dụng đối với bệnh chỉtạm thời. d- Nếu châm không đúng huyệt, không đúng kỹ thuật... sẽ không cókết quả. Một Số Vấn Đề Khi Thực Hiện Cách Tạo Khí ...