Danh mục

Thứ trưởng với việc hoạch định chính sách vĩ mô trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.22 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này sẽ bàn về nhiệm vụ quyền hạn của Thứ trưởng trong hoạch định chính sách vĩ mô; phân tích thực trạng hoạch định chính sách vĩ mô tại các Bộ, ngành và chỉ ra những tác động của kinh tế thị trường đến hoạch định chính sách và những gợi mở cho hoạch định chính sách vĩ mô của các Thứ trưởng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thứ trưởng với việc hoạch định chính sách vĩ mô trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt Nam THỨ TRƯỞNG VỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM TS. Đỗ Thị Kim Tiên Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt: Hoạch định chính sách vĩ mô là một trong những chức năng không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước. Theo quy định của pháp luật, có nhiều chủ thể tham gia vào hoạch định chính sách vĩ mô. Với tư cách là người lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nội dung chính sách, Thứ trưởng chính là chủ thể có quyền hoạch định chính sách, quyết định chính sách, và chịu trách nhiệm về các quyết định xây dựng chính sách của mình. Trong nghiên cứu này sẽ bàn về nhiệm vụ quyền hạn của Thứ trưởng trong hoạch định chính sách vĩ mô; phân tích thực trạng hoạch định chính sách vĩ mô tại các Bộ, ngành và chỉ ra những tác động của kinh tế thị trường đến hoạch định chính sách và những gợi mở cho hoạch định chính sách vĩ mô của các Thứ trưởng. 1. Thứ trưởng - chủ thể hoạch định chính sách vĩ mô Chính sách là khái niệm không thống nhất. Trên thế giới có nhiều cách diễn đạt khác nhau về chính sách và chính sách công. Richard C. Remy quan niệm 'chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại [1]. Có những quan điểm lại cho rằng, chính sách liên quan đến những tuyên bố, hành động mang tính quyền lực nhà nước, dựa trên giả thuyết về nguyên nhân và kết quả, nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề công, hay thúc đẩy các giá trị ưu tiên1. Các nghiên cứu về chính sách hầu hết đều gắn với nhà nước và đồng nhất chính sách với chính sách công. Trong thực tế thì, mọi chủ thể xã hội đều có thể có chính sách của mình. Tương ứng với sự tồn tại của các tổ chức công và tổ chức tư có các chính sách công và chính sách của khu vực tư. Theo Oxford English Dictionary, chính sách công là một đường lối hành động được thông qua hoặc theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách. Chính sách nhà nước bao gồm hệ thống chính sách của trung ương và địa phương. Các chính sách vĩ mô do cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương ban hành, có phạm vi tác động đến toàn nền kinh tế - xã hội và có tính áp dụng chung. Một chính sách như vậy được ra đời thông qua việc hoạch định chính sách của các chủ thể có thẩm quyền theo luật định. Hoạch định chính sách (policy-making) được hiểu là hành động làm ra (ra quyết định) chính sách hay xây dựng chính sách, hình thành chính sách, hoặc làm chính sách. Hoạch định chính sách không đồng nhất với quá trình hoạch định chính sách (policy-making process). Tại nhiều quốc gia trên thế giới, người làm công việc phân tích chính sách chưa chắc là chủ thể hoạch định chính sách - theo nghĩa trực tiếp ra quyết định thông qua chính sách, nhưng có thể 1 Tham khảo các định nghĩa phổ biến, như của Lasswell (Xem: Lasswell (1951), The policy orientation, in Lerner & Lasswell (eds), The Policy Sciences, pp. 3-15, Stanford University Press); Anderson (Anderson (1994), Public policymaking, Princeton); Considine (Considine (1994), Public policy: A critical approach, Macmillan, Melbourne), Dye (Dye (1972), Understanding public policy, Prentice-Hall). 18 tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, góp phần phân tích, thiết kế, hình thành nên các đề xuất chính sách, trước khi nó được thông qua [2]. Vì vậy, cũng cần phân biệt giữa chủ thể hoạch định chính sách với chủ thể tham gia hoạch định chính sách. Tại Việt Nam, hoạch định chính sách vĩ mô là khâu đầu tiên của quá trình chính sách, gắn với việc xây dựng vấn đề chính sách và các giải pháp giải quyết vấn đề. Bản chất của hoạt động này là việc các chủ thể được phân công thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất ra một chính sách và ban hành chính sách đó. Giai đoạn này sẽ quyết định sự ra đời của chính sách[3]. Hoạch định chính sách vĩ mô là một trong những chức năng không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước. Bất luận trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung hay cơ chế thị trường thì hoạt động hoạch định chính sách cũng vẫn phải diễn ra, nhằm tạo dựng công cụ, làm căn cứ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, để phúc đáp được yêu cầu của thực tiễn, ở những nấc thang phát triển khác nhau của kinh tế thị trường, yêu cầu việc hoạch định chính sách cũng cần thay đổi. Luật Ban hành văn bản (2015), Luật Tổ chức Chính phủ (2015), Luật Cán bộ, công chức (2008) và các luật chuyên ngành xác định rõ vai trò xây dựng chính sách của các bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong phạm vi quyền hạn được giao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định phân công nhiệm vụ cho Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Thứ trưởng). Thứ trưởng giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ [4]. Để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với những ngành, lĩnh vực được giao, Thứ trưởng được B ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: