Danh mục

Thủ tục xử lý lao động trẻ em, chưa thành niên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.28 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Mục đích: Việc thực hiện thủ tục xử lý lao động trẻ em và lao động chưa thành niên nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn SA 8000:2001 và hướng dẫn cách thức xử lý khi phát hiện có lao động trẻ em, lao động chưa thành niên đang làm việc tại Công ty.2. Phạm vi: Thủ tục này áp dụng cho lao động trẻ em, lao động chưa thành niên đang làm việc tại Công ty trong phạm vi khối văn phòng và xí nghiệp may.3. Định nghĩa:3.1 Lao động trẻ em: là lao động...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thủ tục xử lý lao động trẻ em, chưa thành niên Thủ tục xử lý lao động trẻ em, chưa thành niên THỦ TỤC XỬ LÝ LAO ĐỘNG TRẺ EM, CHƯA THÀNH NIÊN 1. Mục đích: Việc thực hiện thủ tục xử lý lao động trẻ em và lao động chưa thành niênnhằm mục đích đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn SA 8000:2001 và hướng dẫn cách thứcxử lý khi phát hiện có lao động trẻ em, lao động chưa thành niên đang làm việc tạiCông ty. 2. Phạm vi: Thủ tục này áp dụng cho lao động trẻ em, lao động chưa thành niên đanglàm việc tại Công ty trong phạm vi khối văn phòng và xí nghiệp may. 3. Định nghĩa: 3.1 Lao động trẻ em: là lao động có tuổi chưa đủ 15 tuổi. 3.2 Lao động chưa thành niên: là lao động có tuổi đủ 15 tuổi và chưa đủ 18tuổi . 3.3 Người phát hiện: Là các Bộ phận, cá nhân trong Công ty và các bên liênquan phát hiện ra lao động chưa thành niên, lao động trẻ em. 3.4 Công việc phù hợp: là công việc đối với lao động trẻ em, lao động chưathành niên không ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, không thuộc công việccó tính độc hại nguy hiểm, thời gian tổng cộng của việc học tập, đi lại (đi làm vàđi học) và thời gian làm việc không quá 10 giờ một ngày và 42 giờ một tuần. 3.5 Đại diện gia đình lao động trẻ em : Là cha mẹ, ông bà nội ngoại, anhchị, cô dì chú bác ruột, người giám hộ. 3.6 Các từ viết tắt : - Lao động trẻ em : LĐTE - Lao động chưa thành niên : LĐCTN - Tổ chức Hành chánh : TCHC - Cán bộ Công nhân viên : CBCNV 4. Nội dung : Công ty nghiêm cấm CBCNV Công ty tham gia hay ủng hộ việc sử dụngLĐTE, LĐCTN trong Công ty. Trong trường hợp phát hiện có LĐTE, LĐCTNlàm việc trong Công ty thì xử lý theo trình tự như dưới đây : - Khi phát hiện LĐTE, LĐCTN, Phòng TCHC, Bộ phận nơi LĐTE và/hoặcLĐCTN đang làm việc, các Bộ phận, các nhân trong Công ty và các bên quan tâmkhác ( gọi chung là người phát hiện) thông báo cho Phòng TCHC tên và Bộ phậncủa LĐTE và/hoặc LĐCTN đang làm việc. - Phòng TCHC có trách nhiệm phối hợp với các Bộ phận và cá nhân liênquan kiểm tra tuổi chính xác của người được phát hiện. Việc kiểm tra tuổi dựa trêncác biện pháp như phỏng vấn trực tiếp công nhân, kiểm tra chứng minh nhân dânvà hồ sơ của công nhân, kiểm tra giấy khai sinh, nhờ địa phương nơi công nhânsinh hoặc thường trú xác minh. Ngoài ra cũng cần xác định các yếu tố về trình độhọc vấn, nơi tạm trú, Bộ phận đang công tác hiện tại của người bị phát hiện. . - Khi xác định được tuổi chính xác của người được phát hiện thì PhòngTCHC thông báo cho người phát hiện, các bên quan tâm kết quả (nếu được yêucầu) và báo cáo ĐDLĐ thực hiện hành động khắc phục như sau: 1. Đối với LĐTE: - Phòng TCHC trao đổi ngay với Trưởng Bộ phận nơi LĐTE đang làm việcđể bố trí công việc phù hợp cho LĐTE trong thời gian chờ thương lượng. Thờigian chờ thương lượng không qúa 3 tuấn. - Phụ trách nhân sự trao đổi với đại diện gia đình LĐTE về việc gia đình cửngười làm thay. Trong trường hợp không cử được người làm thay mà gia đình cóhoàn cảnh khó khăn thì Công ty trợ cấp một khoản tiền trong giới hạn cho phép đểbù phần thu nhập bị mất đi do LĐTE đó không đi làm. - Phụ trách nhân sự trao đổi với đại diện gia đình LĐTE về việc gia đình đểcho LĐTE này đi học, Công ty sẽ trả các khoản chi phí liên quan như học phí, tiềnsách vở, quần áo … Đại diện gia đình LĐTE phải đảm bảo về việc để cho LĐTEđó được đi học. - Hàng quí, Công ty liên hệ với gia đình và trường học để cập nhật vàophiếu thông tin theo dõi. Riêng mục sức khỏe thì cập nhật sáu tháng một lần. - Khi LĐTE đủ 15 tuổi Công ty mời lao động trẻ em vào làm việc tại Côngty, nếu LĐTE không đồng ý thì quan hệ giữa Công ty và LĐTE chấm dứt. NếuLĐTE đồng ý thì sẽ áp dụng thủ tục như LĐCTN. Khoảng thời gian mà LĐTE đãlàm trong công ty sẽ được bảo lưu để tính các chế độ về Bảo hiểm xã hội, thâmniên công tác, thưởng… theo qui định của Công ty. 2. Đối với LĐCTN: - Phòng TCHC trao đổi ngay với Trưởng bộ phận nơi LĐCTN đang làmviệc bố trí công việc phù hợp cho LĐCTN (xem định nghĩa ở trên). - Khi LĐVTN đủ 18 tuổi thì Phòng TCHC chuyển tên LĐCTN khỏi danhsách LĐCTN và thông báo cho các bên quan tâm biết, ghi kết luận vào phiếu theodõi, lưu hồ sơ. - Thời gian LĐCTN làm việc tại Công ty được bảo lưu để tính các chế độvề Bảo hiểm xã hội, thâm niên công tác, thưởng … theo qui định của Công ty. - Phòng TCHC có trách nhiệm theo dõi, cập nhật thông tin vào phiếu theodõi LĐCTN (mã số: ) 5. Phụ lục: Danh sách lao động trẻ em (mã số: 0003) Danh sách lao động chưa thành niên (mã số: 0004) Phiếu theo dõi LĐTE (mã số: 0005) Phiếu theo dõi LĐCTN (mã số: 0006) ...

Tài liệu được xem nhiều: