Danh mục

Tài liệu học tập Quản trị chất lượng: Phần 2

Số trang: 110      Loại file: pdf      Dung lượng: 816.37 KB      Lượt xem: 337      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của cuốn "Tài liệu học tập Quản trị chất lượng" gồm những nội dung chính sau: Chương 5 - Kiểm tra chất lượng sản phẩm; Chương 6 - Đánh giá chất lượng; Chương 7 - Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng; Chương 8 - Một số kỹ thuật quản trị chất lượng hiện đại;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Quản trị chất lượng: Phần 2 CHƯƠNG 5 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Mục đích của chương : Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên cần nắm được: - Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa của kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Các hình thức kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Nội dung của kiểm tra chọn mẫu chấp nhận. 5.1. Kiểm tra chất lượng và vai trò của kiểm tra chất lượng 5.1.1. Khái niệm kiểm tra chất lượng Kiểm tra chất lượng là một trong những chức năng cơ bản, thiết yếu của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. Lý thuyết quản lý lao động khoa học của Taylor ra đời đã đặt nền móng cho hoạt động kiểm tra và hình thành hệ thống cơ cấu tổ chức kiểm tra giám sát trong các doanh nghiệp. Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp đã chứng minh và khẳng định tầm quan trọng của kiểm tra chất lượng. Từ đó đến nay hoạt động kiểm tra chất lượng không ngừng được củng cố, phát triển và hoàn thiện cả về cách thức tổ chức, mục đích, nhiệm vụ đặt ra. Thay vì chỉ tập trung vào kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng, ngày nay kiểm tra chất lượng được hiểu rộng hơn, tích cực hơn nhằm đảm bảo cho hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng những tiêu chuẩn thiết kế đặt ra hoặc những đòi hỏi trong đơn đặt hàng hợp đồng kinh tế. Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, đo lường, thu thập thông tin về chất lượng nhằm đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch chất lượng đã đề ra trong mọi quá trình, mọi hoạt động và các kết quả thực hiện các chỉ tiêu chất lượng trong thực tế so với các yêu cầu tiêu chuẩn đã đặt ra. Kiểm tra chất lượng thực hiện xuyên suốt quá trình từ thiết lập hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu chất lượng, thiết kế sản phẩm, quá trình sản xuất chuyển hóa đầu vào thành đầu ra cho đến quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Nội dung của kiểm tra bao gồm: - Kiểm tra quá trình thiết kế và chất lượng sản phẩm thiết kế; - Kiểm tra các điều kiện sản xuất, phương tiện máy móc thiết bị; - Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào; - Kiểm tra từng công đoạn trong quá trình sản xuất và chất lượng của bán thành phẩm trong từng công đoạn; - Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng; - Kiểm tra việc bảo quản, vận chuyển và chất lượng các hoạt động dịch vụ trước và sau khi bán hàng. 118 5.1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của kiểm tra chất lượng 5.1.2.1. Mục tiêu của kiểm tra chất lượng Để đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng dự kiến được thực hiện theo đúng những yêu cầu kế hoạch đặt ra trong quá trình thực hiện cần tiến hành các hoạt động kiểm tra chất lượng. Mục tiêu tổng quát của hoạt động kiểm tra chất lượng là phát hiện những sai lệch trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chất lượng, tìm ra nguyên nhân và tìm cách xóa bỏ, ngăn ngừa sự tái diễn của các sai lệch đó; đảm bảo rằng quá trình được thực hiện đúng yêu cầu, sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra; đánh giá được mức độ phù hợp của sản phẩm về các thông số kinh tế kỹ thuật so với tiêu chuẩn thiết kế và với các yêu cầu của hợp đồng mua bán; phát hiện những sản phẩm kém chất lượng xác định nguyên nhân và loại bỏ. Cần phân biệt rõ những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, nguyên nhân ban đầu và nguyên nhân gốc để có biện pháp giải quyết thích hợp, loại trừ sự tái diễn đồng thời góp phần cải tiến nâng cao chất lượng của quá trình. Những mục tiêu cụ thể của kiểm soát chất lượng là: - Kiểm soát các quá trình sản xuất kinh doanh. Xác định sự biến động của các quá trình hoạt động và mức độ biến thiên của quá trình nhờ đó đánh giá năng lực của các quá trình và dự báo được xu thế biến động của các quá trình hoạt động tư đó đưa ra những quyết định cần thiết. - Kiểm tra giám sát sự tuân thủ các quy trình trong quá trình hoạt động của người lao động. - Kiểm tra mức chất lượng sản phẩm đạt được so với tiêu chuẩn đã đề ra; phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm tách ra khỏi những sản phẩm tốt để không đưa sản phẩm xấu đến tay người tiêu dùng. - Kiểm tra phân biệt lô sản phẩm tốt với lô sản phẩm xấu thông quá kiểm tra mẫu có thể đưa ra những quyết định về chấp nhận hay từ chối lô sản phẩm. - Kiểm tra xác nhận và đảm bảo chất lượng của nguyên liệu đầu vào phù hợp với yêu cầu quy định. 5.1.2.2. Ý nghĩa của kiểm tra chất lượng Kiểm tra chất lượng là một đòi hỏi cần thiết tất yếu vì không có kiểm tra, không biết được quá trình thực hiện như thế nào. Không có hoạt động kiểm tra không có được cơ sở dữ liệu chất lượng cần thiết làm cơ sở cho các quyết định trong quản lý chất lượng. Các hoạt động thiết kế phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm, cải tiến quá trình, hoạch định chất lượng, điều chỉnh kế hoạch mục tiêu chất lượng hay những quyết định đánh giá xác nhận chấp nhận nguồn cung ứng nguyên vật liệu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: