Thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua công nghệ tài chính (FINTECH)
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 631.71 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sẽ trình bày những hiểu biết cơ bản về Fintech và tài chính toàn diện, vai trò của Fintech trong đẩy mạnh tài chính toàn diện. Đồng thời đánh giá thực trạng phát triển của Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện trên thế giới và tại Việt Nam. Cuối cùng bài viết sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ sự phát triển Fintech góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua công nghệ tài chính (FINTECH) THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN THÔNG QUA CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TS. Tôn Thu Hiền NCS. Đinh Thị Thanh Vân Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện đang dần trở thành một trong những quốc sách quan trọng trong phát triển bền vững tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tài chính toàn diện, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho tất cả các đối tượng trong nền kinh tế. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển của các công ty Fintech được coi là động lực to lớn để thúc đẩy tài chính toàn diện trên phạm vi toàn cầu cũng như ở từng quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Fintech đưa ra các giải pháp đổi mới sáng tạo với chi phí thấp giúp việc tiếp cận sản phẩm dịch vụ tài chính trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bài viết sẽ trình bày những hiểu biết cơ bản về Fintech và tài chính toàn diện, vai trò của Fintech trong đẩy mạnh tài chính toàn diện. Đồng thời đánh giá thực trạng phát triển của Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện trên thế giới và tại Việt Nam. Cuối cùng bài viết sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ sự phát triển Fintech góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, Fintech, cách mạng công nghệ 4.0, tài chính số 1. Giới thiệu chung Các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đều thống nhất tài chính toàn diện là yếu tố quan trọng của 7 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc khởi xướng. Theo World Bank (2018), kể từ năm 2010, có hơn 55 quốc gia cam kết thúc đẩy tài chính toàn diện và hơn 60 quốc gia đã đưa ra hoặc đang xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, nhằm thống nhất mục tiêu đẩy mạnh tài chính toàn diện của tất cả các đối tượng trong nền kinh tế: các học giả, các chuyên gia thực tiễn, các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, tài chính toàn diện vẫn đang ở các mức độ khác nhau giữa các nước. Tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Á - Thái Bình Dương, một nửa dân số trưởng thành vẫn chưa có tài khoản ngân hàng và dưới 10% dân số có sử dụng dịch vụ tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức. Cụ thể, Park và Mercado (2015) cho thấy Việt Nam có mức độ tài chính toàn diện thấp thứ 112 trong số 176 quốc gia năm 2011, thứ hạng này được tăng lên 92 trong số 151 quốc gia năm 2014 (IMF, 2015). Do đó, Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục thúc đẩy việc tiếp cận các dịch vụ tài chính tới các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế. Với những ưu thế về đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt và hiệu quả, Fintech không những giúp giảm chi phí mà còn mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho nhiều đối tượng khách hàng, bên cạnh các mô hình ngân hàng truyền thống và chính là một công cụ đặc biệt giúp đẩy mạnh tài chính toàn diện trong bối cảnh hiện nay. Việt Nam cần chủ động nắm bắt xu hướng phát triển của Fintech và hướng đến việc xây dựng hệ sinh thái phù hợp, cũng như các biện pháp hỗ trợ, kể cả về tài chính (hỗ trợ về thuế) nhằm tạo điều kiện cho Fintech phát triển và thúc đẩy tài chính toàn diện. 2. Vai trò của Fintech trong tài chính toàn diện Tài chính toàn diện (financial inclusion) là thuật ngữ chuyên ngành đã được dịch ra trong nhiều văn bản và nghiên cứu ở Việt Nam thành phổ cập tài chính, tài chính bao quát, tài chính bao trùm… Tài chính toàn diện đề cập đến “quá trình cải thiện khả năng tiếp cận hợp lý, kịp thời và đầy đủ các loại dịch vụ tài chính chính thức; từ đó mở rộng việc sử dụng các sản phẩm tài 156 chính này bằng các hoạt động và cách thức khác nhau bao gồm tăng cường nhận thức và giáo dục tài chính, nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển kinh tế” (Atkinson và Messy, 2013, OECD). Ngân hàng Phát triển Châu Á (2017) mô tả tài chính toàn diện là tình trạng tất cả các nhóm dân cư bao gồm cả nhóm có thu nhập thấp nhất có thể tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm tài chính chính thức. Loại trừ tài chính (financial exclusion) bao gồm các đối tượng không sử dụng dịch vụ ngân hàng và không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ ngân hàng. World Bank định nghĩa tài chính toàn diện là trạng thái mà tất cả các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính hữu dụng với giá cả hợp lý phục vụ cho nhu cầu của họ bao gồm dịch vụ giao dịch, tiết kiệm, thanh toán, tín dụng (World Bank, 2017). “Fintech” là thuật ngữ đang dần phổ biến trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hochstein (2015), cái tên Fintech đã được Citigroup chính thức khởi xướng và đề cập đến trong dự án “Financial Services Technology Consortium” vào đầu những năm 1990. Từ “Fintech” xuất phát từ sự kết hợp của finance (tài chính) và technology (công nghệ). Fintech thường được hiểu là việc áp dụng các tiến bộ trong công nghệ của các công ty để cải thiện dịch vụ tài chính (Gellis và Woods, 2014). Fintech là một ngành công nghiệp sử dụng công nghệ thông tin di động làm trung tâm để tăng cường hiệu quả của hệ thống tài chính (Yonghee Kim và cộng sự, 2014). Chi phí cao là một trong những lý do gây khó khăn cho khách hàng tiếp cận sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính mà họ cần, đặc biệt là những người có hoàn cảnh nghèo, sẽ bị từ chối được cung cấp các dịch vụ tài chính. Fintech giúp giảm đáng kể chi phí bằng cách cung cấp dịch vụ tài chính một cách sáng tạo và đơn giản (KPMG, 2017). Các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền trực tuyến mới loại bỏ phí mức phí cao của ngân hàng bằng cách đáp ứng nhu cầu và nguồn cung tiền tệ của người sử dụng. Các sáng kiến mới trong lĩnh vực tài chính, ví dụ, thanh toán điện tử và ngân hàng di động đã thay đổi phạm vi tài chính toàn diện (World Ba ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua công nghệ tài chính (FINTECH) THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN THÔNG QUA CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TS. Tôn Thu Hiền NCS. Đinh Thị Thanh Vân Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện đang dần trở thành một trong những quốc sách quan trọng trong phát triển bền vững tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tài chính toàn diện, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho tất cả các đối tượng trong nền kinh tế. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển của các công ty Fintech được coi là động lực to lớn để thúc đẩy tài chính toàn diện trên phạm vi toàn cầu cũng như ở từng quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Fintech đưa ra các giải pháp đổi mới sáng tạo với chi phí thấp giúp việc tiếp cận sản phẩm dịch vụ tài chính trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bài viết sẽ trình bày những hiểu biết cơ bản về Fintech và tài chính toàn diện, vai trò của Fintech trong đẩy mạnh tài chính toàn diện. Đồng thời đánh giá thực trạng phát triển của Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện trên thế giới và tại Việt Nam. Cuối cùng bài viết sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ sự phát triển Fintech góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, Fintech, cách mạng công nghệ 4.0, tài chính số 1. Giới thiệu chung Các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đều thống nhất tài chính toàn diện là yếu tố quan trọng của 7 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc khởi xướng. Theo World Bank (2018), kể từ năm 2010, có hơn 55 quốc gia cam kết thúc đẩy tài chính toàn diện và hơn 60 quốc gia đã đưa ra hoặc đang xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, nhằm thống nhất mục tiêu đẩy mạnh tài chính toàn diện của tất cả các đối tượng trong nền kinh tế: các học giả, các chuyên gia thực tiễn, các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, tài chính toàn diện vẫn đang ở các mức độ khác nhau giữa các nước. Tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Á - Thái Bình Dương, một nửa dân số trưởng thành vẫn chưa có tài khoản ngân hàng và dưới 10% dân số có sử dụng dịch vụ tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức. Cụ thể, Park và Mercado (2015) cho thấy Việt Nam có mức độ tài chính toàn diện thấp thứ 112 trong số 176 quốc gia năm 2011, thứ hạng này được tăng lên 92 trong số 151 quốc gia năm 2014 (IMF, 2015). Do đó, Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục thúc đẩy việc tiếp cận các dịch vụ tài chính tới các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế. Với những ưu thế về đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt và hiệu quả, Fintech không những giúp giảm chi phí mà còn mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho nhiều đối tượng khách hàng, bên cạnh các mô hình ngân hàng truyền thống và chính là một công cụ đặc biệt giúp đẩy mạnh tài chính toàn diện trong bối cảnh hiện nay. Việt Nam cần chủ động nắm bắt xu hướng phát triển của Fintech và hướng đến việc xây dựng hệ sinh thái phù hợp, cũng như các biện pháp hỗ trợ, kể cả về tài chính (hỗ trợ về thuế) nhằm tạo điều kiện cho Fintech phát triển và thúc đẩy tài chính toàn diện. 2. Vai trò của Fintech trong tài chính toàn diện Tài chính toàn diện (financial inclusion) là thuật ngữ chuyên ngành đã được dịch ra trong nhiều văn bản và nghiên cứu ở Việt Nam thành phổ cập tài chính, tài chính bao quát, tài chính bao trùm… Tài chính toàn diện đề cập đến “quá trình cải thiện khả năng tiếp cận hợp lý, kịp thời và đầy đủ các loại dịch vụ tài chính chính thức; từ đó mở rộng việc sử dụng các sản phẩm tài 156 chính này bằng các hoạt động và cách thức khác nhau bao gồm tăng cường nhận thức và giáo dục tài chính, nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển kinh tế” (Atkinson và Messy, 2013, OECD). Ngân hàng Phát triển Châu Á (2017) mô tả tài chính toàn diện là tình trạng tất cả các nhóm dân cư bao gồm cả nhóm có thu nhập thấp nhất có thể tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm tài chính chính thức. Loại trừ tài chính (financial exclusion) bao gồm các đối tượng không sử dụng dịch vụ ngân hàng và không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ ngân hàng. World Bank định nghĩa tài chính toàn diện là trạng thái mà tất cả các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính hữu dụng với giá cả hợp lý phục vụ cho nhu cầu của họ bao gồm dịch vụ giao dịch, tiết kiệm, thanh toán, tín dụng (World Bank, 2017). “Fintech” là thuật ngữ đang dần phổ biến trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hochstein (2015), cái tên Fintech đã được Citigroup chính thức khởi xướng và đề cập đến trong dự án “Financial Services Technology Consortium” vào đầu những năm 1990. Từ “Fintech” xuất phát từ sự kết hợp của finance (tài chính) và technology (công nghệ). Fintech thường được hiểu là việc áp dụng các tiến bộ trong công nghệ của các công ty để cải thiện dịch vụ tài chính (Gellis và Woods, 2014). Fintech là một ngành công nghiệp sử dụng công nghệ thông tin di động làm trung tâm để tăng cường hiệu quả của hệ thống tài chính (Yonghee Kim và cộng sự, 2014). Chi phí cao là một trong những lý do gây khó khăn cho khách hàng tiếp cận sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính mà họ cần, đặc biệt là những người có hoàn cảnh nghèo, sẽ bị từ chối được cung cấp các dịch vụ tài chính. Fintech giúp giảm đáng kể chi phí bằng cách cung cấp dịch vụ tài chính một cách sáng tạo và đơn giản (KPMG, 2017). Các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền trực tuyến mới loại bỏ phí mức phí cao của ngân hàng bằng cách đáp ứng nhu cầu và nguồn cung tiền tệ của người sử dụng. Các sáng kiến mới trong lĩnh vực tài chính, ví dụ, thanh toán điện tử và ngân hàng di động đã thay đổi phạm vi tài chính toàn diện (World Ba ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính toàn diện Công nghệ tài chính Tài chính doanh nghiệp Dịch vụ tài chính Cách mạng công nghệ 4.0 Tài chính sốTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 781 21 0 -
18 trang 463 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 447 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 432 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 395 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 377 10 0 -
3 trang 315 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 303 0 0 -
Vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử
10 trang 301 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 292 0 0