Danh mục

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - ĐỚI HẠ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.77 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là bệnh ở âm đạo tiết ra chất dịch nhầy như tròng trắng trứng gà, lượng dịch tiết ra nhiều hơn bình thường. B. Nguyên nhân Do khí huyết suy yếu. Tỳ Thận hư tổn hoặc thấp nhiệt đi xuống làm cho mạch Đới không giữ được, mạch Xung và Nhâm mất điều hòa gây ra. Hoặc do Tỳ Vị bị tổn thương, chức năng vận hóa thấp bị rối loạn, Khí thấp đi xuống thành bệnh, hoặc do tình chí không được thoải mái, Can khí bị uất kết lâu ngày hóa nhiệt, làm cho huyết và nhiệt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - ĐỚI HẠ THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU ĐỚI HẠ (Khí Hư, Bạch Đới - Leukorrhée - Leukorrhea) A. Đại cương Là bệnh ở âm đạo tiết ra chất dịch nhầy như tròng trắng trứng gà,lượng dịch tiết ra nhiều hơn bình thường. B. Nguyên nhân Do khí huyết suy yếu. Tỳ Thận hư tổn hoặc thấp nhiệt đi xuống làmcho mạch Đới không giữ được, mạch Xung và Nhâm mất điều hòa gây ra.Hoặc do Tỳ Vị bị tổn thương, chức năng vận hóa thấp bị rối loạn, Khí thấpđi xuống thành bệnh, hoặc do tình chí không được thoải mái, Can khí bị uấtkết lâu ngày hóa nhiệt, làm cho huyết và nhiệt xung đột nhau, thấp nhiệt dồnxuống gây ra bệnh. Trên lâm sàng thường phân biệt 3 loại: Bạch đới, Xích đới, Hoàngđới. Thường Bạch đới do khí huyết suy yếu còn Xích đới và Hoàng đới dothấp nhiệt gây ra. C. Triệu chứng Thường gặp 2 thể: 1 - Bạch Đới: âm đạo tiết ra chất dịch nhầy như mũi, mùi có thể tanh,lưng đau, mỏi mệt, mắt hoa, chóng mặt, ăn kém, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắngnhuận, mạch Trầm Trì hoặc Hoãn Nhược. 2 - Hoàng, Xích Đới: khí hư mầu vàng hoặc như mủ, mùi hôi, táo bón,tiểu vàng, đỏ, ít, rêu lưỡi vàng nhuận, mạnh Nhu Sác (Hoàng) hoặc chất khíhư có khi lẫn mầu đỏ, miệng khô, đắng, bứt rứt khó chịu, tim đập hồi hộp,mất ngủ, hay tức giận, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác (Xích). Khám phụ khoa thường thấy cổ Tử cung viêm, lở loét, âm đạo viêm,xoang chậu viêm. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Điều tiết 3 mạch Xung, Nhâm, Đới vàtùy theo biện chứng mà gia giaœm. • Huyệt chính: Đới Mạch (Đ.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Khí Hải(Nh.6). Huyệt phụ: Hành Gian (C.2) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + QuanNguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) . Châm kích thích vừa, không lưu kim hoặc lưu kim 15 phút, cách 1ngày châm 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. . Khí huyết suy: có thể thêm Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý(Vi.36) . . Thấp nhiệt đi xuống: thêm Hành Gian (C.2) + Âm Lăng Tuyền(Ty.9) . Ý Nghĩa: Khí Hải bổ khí để nhiếp dịch; Đới mạch lợi thấp để cầmkhông cho đới hạ tiết ra; thêm Tam Âm Giao để bổ khí của 3 kinh âm; HànhGian tiết Can Hoả; Âm Lăng Tuyền thấm Thuỷ thấp nên có thể thanh lợithấp nhiệt; Quan Nguyên bổ chân dương; Túc Tam Lý) điều Vị khí. 2- Nhóm 1: Âm Giao (Nh.7) + Đới Mạch (Đ.26) + Khí Hải (Nh.6) +Khúc Cốt (Nh.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + TrungLiêu (Bq.33). Nhóm 2: Khí Hải (Nh.6) + Tiểu Trường Du (Bq.27) (Tư Sinh Kinh). 3- Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) +Thái Xung (C.3) + Thiên Xu (Vi.25) (Châm Cứu Tập Thành). 4- Mệnh Môn (Đc.4) + Thần Khuyết (Nh.8) + Trung Cực (Nh.3), đềucứu 7 tráng (Châm Cứu Yếu Lãm). 5- Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Đới Mạch (Đ.26) + Gian Sử (Tb.5) + KhíHải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Thần ỨngKinh). 6- Nhóm 1: Bạch Hoàn Du (Bq.30 + Gian Sử (Tb.5) + Khí Hải (Nh.6)) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6). Nhóm 2: Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Dương Giao (Đ.35) + Khí Hải(Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) + Trung Cực(Nh.3) (Châm Cứu Đại Thành). 7- Khí Xung (Vi.30) + Xung Môn (Ty.12) (Bách Chứng Phú). 8- Đới Mạch (Đ.26) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + ThậnDu (Bq.23) (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Phong (C.4) (Thần CứuKinh Luân). 9- Đới Mạch (Đ.26) + Khí Hải (Nh.6) + Ngũ Xu (Đ.27) + Tam ÂmGiao (Ty.6) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). 10- Nhóm 1: Bàng Quang Du (Bq.28) + Hạ Liêu (Bq.34) + QuanNguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) + TrungCực (Nh.3). Nhóm 2: Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao(Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) . Nhóm 3: Bàng Quang Du (Bq.23) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam ÂmGiao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Liêu (Bq.33)(Châm Cứu Học Giản Biên). 11- Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Đới Mạch (Đ.26) + Khí Hải (Nh.6) +Tam Âm Giao (Ty.6). . Thiên về Thấp Nhiệt thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian(C.2). . Hàn Thấp thêm Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) (ChâmCứu Học Giảng Nghĩa). 12- Nhóm 1: Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) . Nhóm 2: Khí Hải (Nh.6) + Phục Lưu (Th.7) + Quy Lai (Vi.29). Nhóm 3: Trung Cực (Nh.3) + Tử Cung (Thường Dụng Trung Y LiệuPháp Thủ Sách). 13- Âm Giao (Nh.7) + Âm Liêm (C.11) + Đại Hách (Th.12) + GiaoNghi + Hội Dương (Bq.35) + Khúc Cốt (Nh.2) + Mệnh Môn (Đc.4) + KhíHải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Âm Kiều+ Trung Cực (Nh.3) + Trường Di(Châm Cứu Học Hong Kong). 14- Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao(Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu HọcGiản Biên). 15- Châm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + ...

Tài liệu được xem nhiều: