Thực hiện cam kết quốc tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam hướng đến phát triển và hội nhập
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 915.86 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đánh giá mặt tích cực trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế kỳ vọng sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể về thị trường chứng khoán Việt Nam đang nỗ lực hội nhập và phát triển, đồng thời cũng nhìn nhận những bất cập, đề xuất các khuyến nghị hạn chế hiệu ứng tiêu cực hướng đến một thị trường chứng khoán “minh bạch, công bằng và bền vững”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện cam kết quốc tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam hướng đến phát triển và hội nhập THỰC HIỆN CAM KẾT QUỐC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP TS. Đào Lê Minh1 TS. Nguyễn Thanh Huyền2 Tóm tắt Thị trường chứng khoán Việt Nam hơn 15 năm qua không ngừng nỗ lực và phát triển, khai sinh với 02 doanh nghiệp niêm yết và 06 công ty chứng khoán, đến nay đã có 676 doanh nghiệp niêm yết và khoảng 81 công ty chứng khoán với hơn 1,5 triệu tài khoản của nhà đầu tư, quy mô vốn hóa đạt gần 1.360 ngàn tỷ đồng, tổng giá trị huy động vốn qua thị trường ước đạt 1,4 triệu tỷ đồng. Với những thành tích đạt được, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển mình từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong thu hút hiệu quả vốn trung và dài hạn, tận dụng và khai thác tối đa lợi ích của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thu hút nguồn tài trợ, tư vấn từ các thị trường tài chính hiện đại, mang tính quốc tế hoá cao sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng hoàn thiện, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế thông qua các chương trình kết nối, hợp tác, nỗ lực áp dụng chuẩn mực quốc tế… Đánh giá mặt tích cực trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế kỳ vọng sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể về thị trường chứng khoán Việt Nam đang nỗ lực hội nhập và phát triển, đồng thời cũng nhìn nhận những bất cập, đề xuất các khuyến nghị hạn chế hiệu ứng tiêu cực hướng đến một thị trường chứng khoán “minh bạch, công bằng và bền vững”. Từ khóa: Hội nhập TTCK Năm 2015 là năm bản lề cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam, bởi đây là năm hình thành nhiều khối tự do mậu dịch mà Việt Nam sẽ tham gia, trước hết là ba khối: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (Việt Nam - EU AFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Riêng với hợp tác ASEAN, trong năm 2015, Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh việc thực 1 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Email của tác giả chính: ssrtc@hn.vnn.vn 2 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 46 hiện những sáng kiến kinh tế hiện có, đặc biệt là: (i) Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ và Khu vực Đầu tư ASEAN; (ii) thúc đẩy hội nhập khu vực trong các ngành ưu tiên; (iii) tạo thêm nhiều thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài giữa các nước ASEAN... Bên cạnh đó, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng Giêng năm 2007, thể hiện nỗ lực tích cực, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Việc gia nhập vào tổ chức thương mại toàn cầu này đặt ra những cam kết cụ thể cho các ngành, các lĩnh vực, trong đó có thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong việc mở cửa thị trường theo lộ trình đã cam kết. Cam kết mở cửa TTCK khi gia nhập WTO thể hiện định hướng mở cửa nền kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tích cực gắn kết nền kinh tế trong nước với bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - còn gọi là TPP) là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các cam kết cũng thể hiện định hướng hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng tài chính thế giới và khu vực. Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ. Đối với lĩnh vực TTCK, Việt Nam tham gia đàm phán trên cơ sở các bản chào về mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán tại Chương Dịch vụ tài chính của Hiệp định. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác khác cũng đòi hỏi cam kết mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán hoặc đặt ra các yêu cầu đối với cơ quan quản lý TTCK. Đó là các cơ chế hợp tác trong khuôn khổ hợp tác tài chính ASEAN, cơ chế hợp tác trong quản lý TTCK của Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO). 1. Các cam kết hội nhập trên thị trường chứng khoán Việt Nam 1.1. Cam kết WTO và TPP Việt Nam đặt ra mục tiêu đàm phán TPP đối với lĩnh vực dịch vụ chứng khoán là không vượt quá các cam kết Việt Nam đã có trong GATS (WTO). Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho Việt Nam là làm thế nào để thể hiện các cam kết của WTO về dịch vụ chứng khoán vào các cam kết trong TPP trong khi hai hiệp định sử dụng phương pháp tiếp cận khác nhau trong đàm phán. Về hình thức thể hiện, cam kết trong TPP được thể hiện theo phương thức tiếp cận chọn bỏ, liệt kê các biện pháp không tương thích với các nghĩa vụ cơ bản của Hiệp định tại 2 Danh mục (I và II), trong đó, Danh mục I ràng 47 buộc cả standstill và rachet3. Lĩnh vực dịch vụ tài chính trong TPP áp dụng phương thức tiếp cận chung của Hiệp định, như đã trình bày trên đây, đó là chọn bỏ - negative list, đồng thời áp dụng các nghĩa vụ chung và liệt kê các bảo lưu dưới hình thức các biện pháp không thương thích (NCM) tại 2 danh mục là Danh mục I và Danh mục II. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán dịch vụ tài chính với cách tiếp cận mới này và việc liệt kê các biện pháp bảo lưu được cho là một thách thức lớn trong quá trình đàm phán để đảm bảo không bị thiếu sót dẫn đến việc mở cửa thị trường vượt quá khả năng quản lý cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Các cam kết trong TPP của Việt Nam về dịch vụ chứng khoán không vượt quá các cam kết của Việt Nam về dịch vụ chứng khoán trong WTO, thể hiện ở bảng tóm tắt sau: Bảng 1. Mức độ cam kết trong TPP vớ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện cam kết quốc tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam hướng đến phát triển và hội nhập THỰC HIỆN CAM KẾT QUỐC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP TS. Đào Lê Minh1 TS. Nguyễn Thanh Huyền2 Tóm tắt Thị trường chứng khoán Việt Nam hơn 15 năm qua không ngừng nỗ lực và phát triển, khai sinh với 02 doanh nghiệp niêm yết và 06 công ty chứng khoán, đến nay đã có 676 doanh nghiệp niêm yết và khoảng 81 công ty chứng khoán với hơn 1,5 triệu tài khoản của nhà đầu tư, quy mô vốn hóa đạt gần 1.360 ngàn tỷ đồng, tổng giá trị huy động vốn qua thị trường ước đạt 1,4 triệu tỷ đồng. Với những thành tích đạt được, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển mình từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong thu hút hiệu quả vốn trung và dài hạn, tận dụng và khai thác tối đa lợi ích của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thu hút nguồn tài trợ, tư vấn từ các thị trường tài chính hiện đại, mang tính quốc tế hoá cao sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng hoàn thiện, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế thông qua các chương trình kết nối, hợp tác, nỗ lực áp dụng chuẩn mực quốc tế… Đánh giá mặt tích cực trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế kỳ vọng sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể về thị trường chứng khoán Việt Nam đang nỗ lực hội nhập và phát triển, đồng thời cũng nhìn nhận những bất cập, đề xuất các khuyến nghị hạn chế hiệu ứng tiêu cực hướng đến một thị trường chứng khoán “minh bạch, công bằng và bền vững”. Từ khóa: Hội nhập TTCK Năm 2015 là năm bản lề cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam, bởi đây là năm hình thành nhiều khối tự do mậu dịch mà Việt Nam sẽ tham gia, trước hết là ba khối: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (Việt Nam - EU AFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Riêng với hợp tác ASEAN, trong năm 2015, Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh việc thực 1 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Email của tác giả chính: ssrtc@hn.vnn.vn 2 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 46 hiện những sáng kiến kinh tế hiện có, đặc biệt là: (i) Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ và Khu vực Đầu tư ASEAN; (ii) thúc đẩy hội nhập khu vực trong các ngành ưu tiên; (iii) tạo thêm nhiều thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài giữa các nước ASEAN... Bên cạnh đó, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng Giêng năm 2007, thể hiện nỗ lực tích cực, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Việc gia nhập vào tổ chức thương mại toàn cầu này đặt ra những cam kết cụ thể cho các ngành, các lĩnh vực, trong đó có thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong việc mở cửa thị trường theo lộ trình đã cam kết. Cam kết mở cửa TTCK khi gia nhập WTO thể hiện định hướng mở cửa nền kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tích cực gắn kết nền kinh tế trong nước với bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - còn gọi là TPP) là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các cam kết cũng thể hiện định hướng hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng tài chính thế giới và khu vực. Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ. Đối với lĩnh vực TTCK, Việt Nam tham gia đàm phán trên cơ sở các bản chào về mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán tại Chương Dịch vụ tài chính của Hiệp định. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác khác cũng đòi hỏi cam kết mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán hoặc đặt ra các yêu cầu đối với cơ quan quản lý TTCK. Đó là các cơ chế hợp tác trong khuôn khổ hợp tác tài chính ASEAN, cơ chế hợp tác trong quản lý TTCK của Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO). 1. Các cam kết hội nhập trên thị trường chứng khoán Việt Nam 1.1. Cam kết WTO và TPP Việt Nam đặt ra mục tiêu đàm phán TPP đối với lĩnh vực dịch vụ chứng khoán là không vượt quá các cam kết Việt Nam đã có trong GATS (WTO). Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho Việt Nam là làm thế nào để thể hiện các cam kết của WTO về dịch vụ chứng khoán vào các cam kết trong TPP trong khi hai hiệp định sử dụng phương pháp tiếp cận khác nhau trong đàm phán. Về hình thức thể hiện, cam kết trong TPP được thể hiện theo phương thức tiếp cận chọn bỏ, liệt kê các biện pháp không tương thích với các nghĩa vụ cơ bản của Hiệp định tại 2 Danh mục (I và II), trong đó, Danh mục I ràng 47 buộc cả standstill và rachet3. Lĩnh vực dịch vụ tài chính trong TPP áp dụng phương thức tiếp cận chung của Hiệp định, như đã trình bày trên đây, đó là chọn bỏ - negative list, đồng thời áp dụng các nghĩa vụ chung và liệt kê các bảo lưu dưới hình thức các biện pháp không thương thích (NCM) tại 2 danh mục là Danh mục I và Danh mục II. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán dịch vụ tài chính với cách tiếp cận mới này và việc liệt kê các biện pháp bảo lưu được cho là một thách thức lớn trong quá trình đàm phán để đảm bảo không bị thiếu sót dẫn đến việc mở cửa thị trường vượt quá khả năng quản lý cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Các cam kết trong TPP của Việt Nam về dịch vụ chứng khoán không vượt quá các cam kết của Việt Nam về dịch vụ chứng khoán trong WTO, thể hiện ở bảng tóm tắt sau: Bảng 1. Mức độ cam kết trong TPP vớ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thị trường chứng khoán Biện pháp không thương thích Kinh tế quốc tế Vốn đầu tư nước ngoài Bất động sảnTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
97 trang 329 0 0
-
293 trang 304 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 302 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 299 0 0 -
Giáo trình Đầu tư và kinh doanh bất động sản: Phần 2
208 trang 292 5 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 289 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 252 0 0