Danh mục

Thực hiện cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học công lập trong bối cảnh hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 277.96 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực hiện cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học công lập trong bối cảnh hiện nay" góp phần làm rõ nội dung trách nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng giáo dục, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng giáo dục của các trường đại học công lập trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học công lập trong bối cảnh hiện nayTHỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ GẮN VỚI TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Phạm Thị Thủy1 Lê Thị Thu Hương Đỗ Thị Yến Trường Đại học Lao động - Xã hội Abstract Autonomy is a necessary condition for the implementation of advanced universitymanagement methods, in order to improve and improve the quality of training. Implementing theautonomy mechanism associated with accountability and education quality accreditation, theuniversity will make the most of human resources and facilities, and better attract the resourcesof the society..., and at the same time use more effectively the States funds, expand technologytransfer activities, financial capacity for sustainable development. The article contributes toclarifying the content of educational accountability and accreditation, thereby proposing somemeasures to improve the effectiveness of the implementation of the autonomy mechanismassociated with accountability and education quality accreditation, public universities in thecurrent context. Keywords: autonomy mechanism, responsibility, responsibility explanation and testing,quality of public higher education 1. VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM VÀ TÍNHTẤT YẾU CỦA TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hệ thống các trường đại học công lập đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự ra đời và hoạt động của các trường đại học công lậpthể hiện vai trò của Nhà nước đối với giáo dục đại học (GDĐH). Nhà nước thông qua cáchoạt động của trường đại học công lập để điều tiết các nguồn lực xã hội sao cho có hiệuquả nhất, từ đó điều tiết cơ cấu đào tạo nhân lực hợp lý, duy trì và phát triển giáo dục vàđào tạo. Thông qua các trường đại học công lập, Nhà nước đầu tư nhằm đảm bảo lợi íchcông về GDĐH. Lợi ích này lan tỏa ra toàn xã hội, đảm bảo tất cả mọi người đều có cơhội bình đẳng tiếp cận với GDĐH. Trường đại học công lập là nơi triển khai các chínhsách đầu tư phát triển GDĐH của mỗi quốc gia. Các trường đại học công lập thuộc sởhữu Nhà nước, được Chính phủ hoặc chính quyền ở các địa phương cấp ngân sách đểtriển khai các chính sách phát triển GDĐH. Trường đại học công lập giữ vai trò địnhhướng cho hoạt động và sự phát triển của hệ thống GDĐH của quốc gia; có sứ mạng đàotạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao côngnghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Trong hệ thống GDĐH, các trường đại họccông lập có lợi thế hơn các trường đại học tư thục về các điều kiện đảm bảo chất lượng.Tuy nhiên, để có thể tiếp tục khẳng định được vị trí của mình, các trường đại học cônglập cần phải hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong mọi lĩnh vực, từ chương trình giáo1 ulsathuy@gmail.com 545dục, công nghệ đào tạo đến đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, phươngthức quản trị đại học. Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủnghĩa. Đó là nền kinh tế có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; các chủ thể thuộccác thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; “nền kinh tế vậnhành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo địnhhướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinhtế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa đã tác động một cách sâu rộng đến toàn bộ xã hội cùng với các thiết chếcủa nó, trong đó có giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo nước ta không thể đứngngoài nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà phải thích ứng và vận hànhtheo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có như vậy, giáo dục và đào tạomới đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mớithúc đẩy được nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển. Nghị quyếtsố 29-NQTW của BCHTW Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “Chủ động phát huy mặt tích cực,hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thi ̣trường, bảo đảm định hướng XHCN trong phát triểngiáo dục và đào tạo” [4; tr.121]. Nghị quyết cũng đòi hỏi phải phân định rõ “công tácquản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo”; “đẩy mạnh phân cấp, nângcao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục và đàotạo” [4; tr.134-135]. Trong hơn 10 năm trở lại đây, hệ thống GDĐH của nước ta đã có những thay đổicơ bản, đặc biệt là sự đa dạng hóa sở hữu các trường đại học, các loại hình đào tạo cũngnhư đòi hỏi của các nhà tuyển dụng... làm cho phương thức quản trị trường đại học nhưtrước đây không còn thích hợp nữa; cần phải có những thay đổi căn bản để đáp ứng đòihỏi ngày càng cao của xã hội và xu thế của thời đại. GDĐH nước ta và thế giới ngày càngtrở nên đa dạng một cách chưa từng có. Cùng phải giải quyết những vấn đề giống nhaunhưng các trường đại học phải có những cách giải quyết khác nhau. Điều đó phụ thuộcvào năng lực của những người lãnh đạo, quản lý nhà trường và điều đó cũng làm nên khácbiệt trong sự phát triển của từng trường. Những gì mà các trường đại học công lập Việt Nam đang có hiện nay là kết quả củacách vận hành hiện tại. Chỉ có thể tạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: