Danh mục

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục đại học, một số đề xuất, kiến nghị

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.95 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các quy định của pháp luật về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học; thực trạng việc đáp ứng các điều kiện thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; một số đề xuất, kiến nghị về việc thực hiện tự chủ trong cơ sở giáo dục đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục đại học, một số đề xuất, kiến nghị THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Lê Thị Kim Dung Bộ Giáo dục và Đào tạo Mở đầu Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) là quyền của cơ sở GDĐH được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở GDĐH. Trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học là việc cơ sở GDĐH có trách nhiệm báo cáo, minh bạch thông tin đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm quyền, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện đúng quy định, cam kết của cơ sở GDĐH. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư của các Bộ. I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Luật Giáo dục đại học được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012 là đạo Luật đầu tiên điều chỉnh riêng về tổ chức hoạt động của GDĐH. Luật GDĐH năm 2012 đã thể hiện vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của GDĐH Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và GDĐH nói riêng. Luật GDĐH xác định mục tiêu: “Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế”, phù hợp với yêu cầu, điều kiện của đất nước hệ thống các cơ sở GDĐH đã phát triển đa dạng loại hình với 170 trường công lập, 60 trường tư thục và 05 trường có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, có 04 trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài và 05 trường đại học tư thục được thành lập trong giai đoạn này, góp phần phát triển GDDH ngoài công lập, nâng tỷ lệ loại hình này lên 25% tổng số trường trong hệ thống, trong đó một số trường đã khẳng định được vị trí trong nước và quốc tế. Luật Giáo dục đại học năm 2012, đã đặt nền móng pháp lý cho tự chủ đại học điều mà tại thời điểm đó, vấn đề tự chủ vẫn còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam. Điều 32 quyền tự chủ của cơ sở GDDH đã khẳng định: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. Cơ sở giáo dục đại học không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Theo đó, cơ sở giáo dục đã được giao quyền tự chủ đối với một số vấn đề cơ bản như: quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức thuộc trường (điểm b khoản 3 195 Điều 20); Đại học quốc gia, các cơ sở GDĐH đạt chuẩn quốc gia được tự chủ mở ngành, tự chịu trách nhiệm trong việc mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo (Điều 33); xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các quy định về đảm bảo chất lượng (Điều 34); quyết định số học phần và khối lượng tín chỉ tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo (Điều 35); xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo (Điều 36); in phôi văn bằng, cấp văn bằng cho người học (Điều 38)… Ngoài ra, Luật còn có quy định thể hiện tư duy mới về việc “Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục”. Để cụ thể hóa nội dung về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của Luật, đồng thời để thúc đẩy hoạt động tự chủ đại học tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 (sau đây gọi là NQ 77). Theo NQ 77, các cơ sở giáo dục đại học công lập cam kết tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về các mặt: đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính; chính sách học bổng, học phí đối với đối tượng chính sách; đầu tư, mua sắm. Trên cơ sở đó, từ năm 2014 đến năm 2018 đã có 23 trường đại học công lập được thực hiện thí điểm chủ trương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: