Danh mục

Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị_7

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.10 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 22 tháng 9 năm Vĩnh Lạc thứ 7 [30/10/1409]Tuần biển Quảng Ðông Phó Tổng binh Chỉ huy Lý Khuê tâu : “ Thuyền giặc đến thôn Ngư Hồng, châu Khâm [Quảng Ðông] cướp phá trăm họ, thiêu huỷ phòng ốc. Quan quân truy kích đến vùng biển huyện Vạn Ninh, Giao Chỉ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị_7Thực lục về cuộc đấu tranhchống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị Ngày 22 tháng 9 năm Vĩnh Lạc thứ 7 [30/10/1409]Tuần biển Quảng Ðông Phó Tổng binh Chỉ huy Lý Khuê tâu :“ Thuyền giặc đến thôn Ngư Hồng, châu Khâm [Quảng Ðông] cướp phátrăm họ, thiêu huỷ phòng ốc. Quan quân truy kích đến vùng biển huyệnVạn Ninh, Giao Chỉ. Gặp hơn 20 chiếc thuyền giặc, quan quân đánh hăng ;giặc bị giết cùng chết trôi không kể hết. Tịch thu 20 chiếc thuyền Ðằng Bộ,bêu đầu giặc trên biển, giải tống đầu sỏ giặc bọn Phạm Nha, Nguyễn Biêncùng người nhà trai gái về kinh đô.”Mệnh pháp ty trị theo luật. (Minh Thực Lục v. 12, tr. 1275-1276; Thái Tôngq. 96, tr.5a-5b)Lúc này trên đà chiến thắng, quân Minh lộ rõ bộ mặt gian ác. Mới 3 thángtrước Mộc Thạnh cho Sứ giả đến tiếp xúc với vua Trùng Quang tại ThanhHoá, nay nhà vua cho Sứ giả Ðoàn Tự Thuỷ đến gặp thì Trương Phụ trởmặt, giết Sứ giả rồi tiến quân :Ngày 3 tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 7 [9/11/1409]Ngày hôm nay quan Tổng binh Giao Chỉ Anh quốc công Trương Phụ trúbinh tại Thanh Hoá. Lúc này tên cầm đầu giặc Trần Quí Khoách xưng cànlà cháu Vương trước, sai nguỵ quan Đoàn Tự Thuỷ mang thư đến quanTổng binh xin phong tước. Phụ nói rằng con cháu nhà Trần trước đây đãbị giặc họ Lê giết hết rồi, đã cho tìm hỏi khắp nhưng không còn ai. Nay chỉphụng mệnh dẹp giặc, không biết điều gì khác; bèn đem Đoàn Tự Thuỷgiết, rồi xua binh tiến thẳng. Sai Đô đốc Chu Vinh, Thái Phúc mang bộ binhvà kỵ binh đi trước, phụ mang quân đi thuyền tiếp tục. Trước đây tại cáccửa sông, cửa biển giặc đều đóng cọc ngăn, lại dùng đất đá làm chướngngại.Do đó Phụ điều quân từ sông Hoàng Giang, A Giang, cửa bể Đại Anđến Phúc Thành rồi từ sông đến cửa biển Thần Đầu, di chuyển đến đâuđều phá chướng ngại vật tắc nghẽn, phải mất trên 10 ngày mới đến ThanhHoá. Quân bộ và thuỷ họp lại, bọn Giản Định phải chạy về Diễn Châu, TrầnQuí Khoách đến Nghệ An ; bọn giặc như Nguyễn Suý, Hồ Cụ, Đặng CảnhDị đều chạy trốn ; bèn đóng quân tại Thanh Hoá để diệt hết tay chân đảnggiặc. (Minh Thực Lục v. 12, tr. 1281; Thái Tông q. 97, tr. 2a)Ðại Việt Sử ký Toàn Thư (12) còn ghi thêm hành động dã man của TrươngPhụ như sau :Phụ đi đến đâu, giết chóc rất nhiều, có nơi thây chất thành núi, có chỗ moiruột quấn vào cây, hoặc rán thịt lấy mỡ, hoặc nướng đốt làm trò, thậm chícó đứa mổ bụng lấy thai, cắt lấy hai tai để nộp theo lệnh. Kinh lộ các nơilần lượt đầu hàng. Những dân còn sót lại bị bắt hết làm nô tỳ và bị đembán, tan tác khắp bốn phương cả.Vua Giản Định tuy được vua mới Trùng Quang [Trần Quí Khoách] tôn làmThái Thượng hoàng, nhưng cũng không có thực quyền, rồi chẳng bao lâubị đạo quân của Trương Phụ tăng viện cho Mộc Thạnh, truy kích và bắtsống. Sự việc được chép trong Minh Thực Lục như sau :Ngày 10 tháng 11 năm Vĩnh Lạc thứ 7 [16/12/1409]“ Quan Tổng binh Giao Chỉ Anh Quốc công Trương Phụ, chinh di Tướngquân Kiềm quốc công Mộc Thạnh bắt được bọn giặc Giản Định. Lúc bấygiờ Định tới sách Cự Lặc, rồi từ sách Địa đến trấn Thiên Quan tụ tậpchống trả. Thạnh mang binh từ Lỗi Giang hướng về sách Cự Lặc ; bọn Đôđốc Chu Vinh, Đô Chỉ huy La Văn dùng lính đi thuyền theo sông Lỗi Gianglên Ngưu Tỵ quan ; Trương Phụ điều bọn Đô đốc Chu Quảng, Đô Chỉ huyTrần Hoài dùng bộ binh và kỵ binh từ Lỗi Giang lên sách Địa để kịp đếntrấn Thiên Quan. Giản Định lại từ sách Đông Hoàng hướng đến sách ĐaBôi, quan quân đuổi tới huyện Mỹ Lương (13), sách Cát Lợi. Giản Định vừamới trú tại nhà dân, nhìn đằng xa thấy quan quân đến, bèn bỏ các vật nhưngựa, ấn tín, chạy trốn vào rừng. Quan quân lục soát không bắt được, bènvây chặt rừng, rồi bắt sống được Giản Định cùng các tướng giặc Trần HyCát, Nguyễn Nhữ Lệ, Nguyễn Yến.” (Minh Thực Lục v.12,tr. 1290-1291;Thái Tông q. 98, tr. 1b-2a)Xét về sự thất bại của Giản Ðịnh Ðế, nguyên do bởi sự nghi kỵ và chia rẽ.Trước kia Phạm Thế Căng tuy đã từng làm quan với nhà Minh, nhưng rồichống lại và tự xưng là Duệ Vũ Ðại vương tại phủ Tân Bình [tỉnh QuảngBình]. Nếu nhà vua không dung nạp hoặc liên minh được, thì nên bỏ quavới kẻ cùng chí hướng chống quốc thù ; đằng này mang quân đánh dẹp,tự làm suy yếu lực lượng chống đối giặc. Ðối với Nguyễn Cảnh Chân vàÐặng Tất là những bậc công thần lập nhiều công lao, nhưng vì nghe lờiviên Hoạn quan Nguyễn Quỹ mật tâu rằng “ Nguyễn Cảnh Chân và ÐặngTất chuyên quyền bổ nhiệm quan và cách chức, nếu không tính sớm thìsau khó kiềm chế ”. Vua cho gọi hai người đến, bóp cổ giết Tất. Chân chạylên bờ, lực sĩ đuổi theo chém chết. Việc làm của vua Giản Ðịnh đã kéo dàithời gian hy sinh của đất nước gần 20 năm, mãi đến năm 1428 Bình địnhvương Lê Lợi mới quét sạch được quân Minh ra khỏi bờ cõi. Bàn về sựkiện này Sử thần Ngô Sĩ Liên có lời nói như sau :“ Vua may thoát khỏi vòng vây hãm nguy hiểm, cầu người cứu giúp nạnnước, được cha con Ðặng Tất có tài làm tướng, cha con Cảnh Chân giỏibày mưu lược, đủ để lập công khôi ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: