Danh mục

Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 1

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tham khảo "Nghiên cứu hành vi mua thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam" đặt ra nhiệm vụ hệ thống hóa một số luận cứ khoa học bao gồm các lý thuyết và mô hình hành vi mua của người tiêu dùng, những đặc điểm và nội dung của kinh tế xanh, tiêu dùng xanh; tổng quan các lý thuyết và mô hình nghiên cứu hành vi mua thực phẩm hữu cơ trên thế giới và ở Việt Nam. Sau đây là phần 1 của tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 1 LỜI MỞ ĐẦU Nhu cầu của con người đang ngày càng gia tăng và theo nhận định từ Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP, 2015) đang vượt quá sức cung của thị trường. Trong vòng 9 tháng, thế giới tiêu thụ nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên hơn trái đất có thể sản xuất trong 01 năm và tỷ lệ này sẽ còn tăng trong tương lai (FiBL & IFOAM, 2016). Có thể thấy con người đang phải đối mặt với một mâu thuẫn lớn: nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Điều này gây ra rất nhiều bất ổn như: khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn; chất lượng môi trường đi xuống đồng nghĩa với chất lượng sống suy giảm; diễn biến của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân,… Trong bối cảnh đó, phương án tối ưu nhất để giải quyết những bất ổn này là tiêu dùng bền vững (Balderjahn và cộng sự, 2013). Tiêu dùng bền vững được hiểu là việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi giảm thiểu tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu độc hại; đồng thời hạn chế phát thải các chất ô nhiễm trong suốt vòng đời của sản phẩm với mục tiêu không gây nguy hại cho các thế hệ tương lai (European Communities, 2012). Như vậy, tiêu dùng bền vững không chỉ là hoạt động “mua” mà còn là phong cách sống của người tiêu dùng và người tiêu dùng là một định nghĩa rộng bao gồm cả chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng (tức cá nhân và hộ gia đình). Yếu tố tiên quyết để đạt được tiêu dùng bền vững thuộc về chính người tiêu dùng, đó là hành vi cũng như phong cách sống của họ (Hoque, 2014). Một hành vi đơn lẻ của một người tiêu dùng có thể nhỏ bé, nhưng hàng triệu hành vi nhỏ của tất cả người dân trên thế giới lại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới môi trường (European Communities, 2012). Từ việc chọn mua thực phẩm, sử dụng điều hòa, sử dụng điện, nước cho đến lựa chọn phương tiện giao thông,… tất cả đều tác động đến môi trường sống của 3 người tiêu dùng. Hiểu được điều đó sẽ cho ta thấy, việc điều chỉnh hành vi người tiêu dùng sẽ là yếu tố cốt lõi của tiêu dùng bền vững. Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người. Tiêu dùng thực phẩm là phương thức kết nối khâu sản xuất và tiêu dùng. Lượng tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam ước tính chiếm khoảng 15% GDP cả nước và trong 9 tháng đầu năm 2017 đã tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2016 (Cục Xúc tiến thương mại, 2017). Tuy nhiên, tình trạng thực phẩm bẩn tại Việt Nam đang diễn ra nghiêm trọng như thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt ngưỡng, cá được ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Vì vậy, nhiều năm trở lại đây, người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe cho gia đình, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Thực phẩm hữu cơ (TPHC) là một trong những tuyến sản phẩm mới và rất đặc sắc theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp xanh và tiêu dùng xanh ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Phát triển sản xuất kinh doanh TPHC đã trở thành một trọng tâm chính sách phát triển nông nghiệp và trở thành một ưu tiên chính sách phát triển tiêu dùng bền vững của đa phần các địa phương cũng như ở tầm mức quốc gia; định hướng phát triển sản phẩm của ngày càng nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Tuy nhiên, sau thời gian đầu có tăng trưởng thị trường nhanh, thị phần TPHC trong thời gian qua có dấu hiệu chững lại. Các cơ sở sản xuất NNHC và kinh doanh TPHC đã đưa ra nhiều giải pháp chiến lược, trong đó phần lớn có định hướng công nghệ, tổ chức nuôi trồng, sản xuất chế biến, phát triển chuỗi cung ứng, coi trọng quảng cáo và bán hàng. Mặc dù vậy bức tranh thị trường và thương mại TMHC vẫn chậm được cải thiện, ngoài phân khúc người tiêu dùng chấp nhận sớm TPHC, một bộ phân lớn khách hàng vẫn chưa được kích hoạt, thay đổi và hướng tới hành vi chọn mua và tiêu dùng TPHC trong so sánh với các loại thực phẩm thông thường 4 và hoặc thực phẩm an toàn cùng loại. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do các giải pháp và sản phẩm TPHC hiện có chưa thật sự dựa trên, phù hợp và kích đẩy được hành vi mua tích cực của người tiêu dùng Việt Nam. Cuốn sách tham khảo “Nghiên cứu hành vi mua thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam” đặt ra nhiệm vụ hệ thống hóa một số luận cứ khoa học bao gồm các lý thuyết và mô hình hành vi mua của người tiêu dùng, những đặc điểm và nội dung của kinh tế xanh, tiêu dùng xanh; tổng quan các lý thuyết và mô hình nghiên cứu hành vi mua TPHC trên thế giới và ở Việt Nam. Thông qua nghiên cứu trích dẫn để xây dựng mô hình hành vi mua TPHC cho người tiêu dùng Việt Nam. Bằng bộ dữ liệu thu thập được qua điều tra xã hội học với hơn 1000 người tiêu dùng tại hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích định lượng và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về thái độ và hành vi mua TPHC của người tiêu dùng ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam; rút ra các phát hiện, kết luận so sánh với các nghiên cứu trước đây và đưa ra các hàm ý trong các góc độ khác nhau (từ phía người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất kinh doanh TPHC, các cơ quan quản lý nhà nước). Cuốn sách được kết cấu thành 6 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về tiêu dùng bền vững và hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ. Chương 2. Kinh tế xanh và phát triển tiêu dùng xanh. Chương 3. Cơ sở lý luận về hành vi mua thực phẩm hữu cơ. Chương 4. Phương pháp nghiên cứu. Chương 5. Kết quả nghiên cứu về hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam. Chương 6. Kiến nghị, giải pháp phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: