Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 362.35 KB
Lượt xem: 65
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam" muốn nhìn khái quát bức tranh tổng thể về xu hướng kinh tế xanh toàn cầu hiện nay thông qua một số nước điển hình trên thế giới và thực tiễn định hướng phát triển xanh ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Đặng Thị Thu Giang* 1 TÓM TẮT: Khai thác và lạm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, đồng thời gia tăng chóng mặt những chất thải độc hại trong quá trình phát triển của loài người đã làm nảy sinh nhiều hệ lụy và thách thức về ô nhiễm môi trường, khủng hoảng sinh thái, biến đổi khí hậu, thậm chí đang đậm dần nguy cơ hiện hữu đe doạn sự tồn vong của chính xã hội loài người. Kinh tế xanh là một lựa chọn tất yếu có tính thời đại và mang tầm vóc toàn cầu để đối phó với nguy cơ mang tính thảm họa nhân loại này… Bài viết dưới đây muốn nhìn khái quát bức tranh tổng thể về xu hướng kinh tế xanh toàn cầu hiện nay thông qua một số nước điển hình trên thế giới và thực tiễn định hướng phát triển xanh ở Việt Nam Từ khóa: kinh tế xanh, phát triển bền vững, Summary: Over exploitation of natural resources and the disposal of hazardous waste during the process of human development has resulted in huge costs in terms of environment pollution, ecological crisis, climate change and the existence of the whole society. Green economy is a method of economics that supports the attempts to sort out these global risks. The article reviews the global trend of Green economy in typical nations across the globe and current situation of green-oriented economy in Vietnam Keywords: Green economy, Sustainable development. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hai hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc (LHQ), Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Braxin năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesburg, Nam Phi năm 2002, phát triển bền vững (PTBV) đã trở xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới và cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Việt Nam quyết tâm thực hiện. Qua 20 năm PTBV, mô hình phát triển của thế giới vẫn là kinh tế “nâu”, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Gần đây trên phạm vi toàn cầu, lại liên tiếp xảy ra những cuộc khủng hoảng mới, trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) được cho là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI. Cuộc chiến chống BĐKH còn rất cam go, căng thẳng (nhất là từ sau COP13, 2007) và cho đến nay (tại COP18, 2011), cộng đồng quốc tế vẫn chưa có được những cam kết pháp lý để ứng phó với BĐKH, thay thế cho Nghị định thư Kyoto (KP) đã hết hiệu lực vào năm 2012 (COP18 gia hạn hiệu lực KP đến năm 2020).[5] Trong bối cảnh đó, ở các nước tiên tiến, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần thành kinh tế hậu công nghiệp và từng bước chuyển sang kinh tế tri thức. Cùng với nó, các dạng thức kinh tế của thế giới cũng * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm Hà Nội, Việt Nama.Tác giả nhận phản hồi: Tel.: +8498314246 E-mail address: thugiang.hvtc@gmail.com 820 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION đang có xu hướng chuyển dần sắc thái từ kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh”. Thuật ngữ “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” đã và đang được thừa nhận và phát triển kinh tế xanh đang trở thành mô hình phát triển tiên tiến, được nhiều nước trên thế giới hướng tới, thậm chí đang lan tỏa thành một trào lưu tốt đẹp tăng trưởng phát triển và tạo ra công bằng xã hội. Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa bền vững, đất nước vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, thậm chí hủy hoại và lãng phí tài nguyên thiên nhiên, lãng phí nguồn lực. Để giải quyết những khó khăn, thách thức này, Chính phủ đã ban hành những chiến lược có liên quan đến tăng trưởng xanh, kinh tế xanh rộng khắp trên nhiều lĩnh vực. Bài viết này muốn đưa ra một góc nhìn về xu thế kinh tế xanh trên thế giới và qua đó nhìn nhận về con đường phát triển cho Việt Nam theo xu hướng toàn cầu hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1.Thế giới với xu huớng đổi mầu từ “nâu” sang “xanh” Mô hình phát triển kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay là theo kiểu nền kinh tế “nâu”, đó là một nền kinh tế khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra những tổn hại to lớn cho môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước và đại dương, suy thoái đất, mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học. Người ta cho rằng với phương thức phát triển cũ đã phát thải quá nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SO2, CH4… là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống con người và gây ra tổn thất cho hoạt động kinh tế. Nhằm thay đổi tình trạng này, Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra một hướng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng, đó là phát triển nền kinh tế xanh (Green Economy). Từ năm 2008, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, nhiều tổ chức quốc tế như LHQ, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Liên hiệp Châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)..., cũng như các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đã triển khai và thúc đẩy các dự án xanh và coi đây là một trong những giải pháp giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng suy thoái hiện nay. Nhận thức về “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” là gì và nội hàm bao gồm những nội dung nào đã được đem ra thảo luận trên rất nhiều diễn đàn. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNEP (United Nations Environment Programe), nền kinh tế xanh là “nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh tháilà nền kinh tế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Đặng Thị Thu Giang* 1 TÓM TẮT: Khai thác và lạm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, đồng thời gia tăng chóng mặt những chất thải độc hại trong quá trình phát triển của loài người đã làm nảy sinh nhiều hệ lụy và thách thức về ô nhiễm môi trường, khủng hoảng sinh thái, biến đổi khí hậu, thậm chí đang đậm dần nguy cơ hiện hữu đe doạn sự tồn vong của chính xã hội loài người. Kinh tế xanh là một lựa chọn tất yếu có tính thời đại và mang tầm vóc toàn cầu để đối phó với nguy cơ mang tính thảm họa nhân loại này… Bài viết dưới đây muốn nhìn khái quát bức tranh tổng thể về xu hướng kinh tế xanh toàn cầu hiện nay thông qua một số nước điển hình trên thế giới và thực tiễn định hướng phát triển xanh ở Việt Nam Từ khóa: kinh tế xanh, phát triển bền vững, Summary: Over exploitation of natural resources and the disposal of hazardous waste during the process of human development has resulted in huge costs in terms of environment pollution, ecological crisis, climate change and the existence of the whole society. Green economy is a method of economics that supports the attempts to sort out these global risks. The article reviews the global trend of Green economy in typical nations across the globe and current situation of green-oriented economy in Vietnam Keywords: Green economy, Sustainable development. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hai hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc (LHQ), Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Braxin năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesburg, Nam Phi năm 2002, phát triển bền vững (PTBV) đã trở xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới và cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Việt Nam quyết tâm thực hiện. Qua 20 năm PTBV, mô hình phát triển của thế giới vẫn là kinh tế “nâu”, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Gần đây trên phạm vi toàn cầu, lại liên tiếp xảy ra những cuộc khủng hoảng mới, trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) được cho là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI. Cuộc chiến chống BĐKH còn rất cam go, căng thẳng (nhất là từ sau COP13, 2007) và cho đến nay (tại COP18, 2011), cộng đồng quốc tế vẫn chưa có được những cam kết pháp lý để ứng phó với BĐKH, thay thế cho Nghị định thư Kyoto (KP) đã hết hiệu lực vào năm 2012 (COP18 gia hạn hiệu lực KP đến năm 2020).[5] Trong bối cảnh đó, ở các nước tiên tiến, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần thành kinh tế hậu công nghiệp và từng bước chuyển sang kinh tế tri thức. Cùng với nó, các dạng thức kinh tế của thế giới cũng * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm Hà Nội, Việt Nama.Tác giả nhận phản hồi: Tel.: +8498314246 E-mail address: thugiang.hvtc@gmail.com 820 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION đang có xu hướng chuyển dần sắc thái từ kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh”. Thuật ngữ “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” đã và đang được thừa nhận và phát triển kinh tế xanh đang trở thành mô hình phát triển tiên tiến, được nhiều nước trên thế giới hướng tới, thậm chí đang lan tỏa thành một trào lưu tốt đẹp tăng trưởng phát triển và tạo ra công bằng xã hội. Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa bền vững, đất nước vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, thậm chí hủy hoại và lãng phí tài nguyên thiên nhiên, lãng phí nguồn lực. Để giải quyết những khó khăn, thách thức này, Chính phủ đã ban hành những chiến lược có liên quan đến tăng trưởng xanh, kinh tế xanh rộng khắp trên nhiều lĩnh vực. Bài viết này muốn đưa ra một góc nhìn về xu thế kinh tế xanh trên thế giới và qua đó nhìn nhận về con đường phát triển cho Việt Nam theo xu hướng toàn cầu hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1.Thế giới với xu huớng đổi mầu từ “nâu” sang “xanh” Mô hình phát triển kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay là theo kiểu nền kinh tế “nâu”, đó là một nền kinh tế khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra những tổn hại to lớn cho môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước và đại dương, suy thoái đất, mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học. Người ta cho rằng với phương thức phát triển cũ đã phát thải quá nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SO2, CH4… là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống con người và gây ra tổn thất cho hoạt động kinh tế. Nhằm thay đổi tình trạng này, Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra một hướng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng, đó là phát triển nền kinh tế xanh (Green Economy). Từ năm 2008, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, nhiều tổ chức quốc tế như LHQ, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Liên hiệp Châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)..., cũng như các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đã triển khai và thúc đẩy các dự án xanh và coi đây là một trong những giải pháp giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng suy thoái hiện nay. Nhận thức về “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” là gì và nội hàm bao gồm những nội dung nào đã được đem ra thảo luận trên rất nhiều diễn đàn. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNEP (United Nations Environment Programe), nền kinh tế xanh là “nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh tháilà nền kinh tế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế xanh Xu hướng phát triển kinh tế xanh Ô nhiễm môi trường Khủng hoảng sinh thái Biến đổi khí hậu Business management in the context of globalisationGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 288 0 0 -
30 trang 242 0 0
-
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 213 0 0 -
13 trang 210 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
138 trang 192 0 0
-
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 183 0 0 -
161 trang 180 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 180 0 0