Danh mục

Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 440.28 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phân tích các quy định hiện hành để doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Qua đó chỉ ra một số bất cập và đề xuất đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP Lê Thanh Long* Khoa Luật, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Minh NhựtTÓM TẮTViệt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới trong những năm qua, môi trường đầu tư kinh doanhcũng không ngừng được cải thiện. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam có được sự pháttriển nhanh chóng. Bên cạnh đó, cũng có một số doanh nghiệp giải thể với nhiều lý do khác nhau. Đối vớitrường hợp doanh nghiệp vi phạm luật định nghiêm trọng sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp và buộc tiến hành thủ tục giải thể. Bài viết phân tích các quy định hiện hành để doanh nghiệp tiếnhành thủ tục giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Qua đó chỉ ramột số bất cập và đề xuất đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thểdoanh nghiệp.Từ khóa: đăng ký doanh nghiệp, giải thể, giải thể doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp1. ĐẶT VẤN ĐỀQuá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp luôn trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, cho đến gianđoạn cuối cùng là giai đoạn chấm dứt hoạt động. Trong đó, chấm dứt hoạt động là giai đoạn mà doanhnghiệp không thể tiếp tục hoạt động và biến mất khỏi thị trường kinh doanh.Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa đưa ra khái niệm cụ thể về giải thể doanh nghiệp mà chỉ đưa ra các dấuhiệu pháp lý để xác định giải thể doanh nghiệp. Theo quyển sách “Giải thể và phá sản doanh nghiệp nhữngvấn đề cần lưu ý” ghi nhận: “Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theoý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền”[1]. Hiểu theo cách đơn giản thì giải thể doanhnghiệp là một cách “khai tử” doanh nghiệp. Đây là một thủ tục hành chính để doanh nghiệp rút khỏi thịtrường một cách hợp pháp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành giải thể, xét về mặtthủ tục nói chung pháp luật hiện hành quy định rất đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, khi tiến hành giải thểtrong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn một số vướng mắc nhất định, bởilẽ đây được hiểu là giải thể doanh nghiệp trong điều kiện bắt buộc, ngoài sự mong muốn của doanh nghiệp.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2414Nếu việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu được coi là “khai sinh” doanh nghiệp thì raquyết định giải thể doanh nghiệp có thể được xem như là “khai tử” doanh nghiệp.Doanh nghiệp sẽ bị Cơ quan đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây: Thứ nhất, nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanhnghiệp là giả mạo; Thứ hai, doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tạikhoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thành lập; Thứ ba, doanh nghiệp ngừng hoạt động kinhdoanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; Thứ tư, doanh nghiệpkhông gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đến Cơquan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng vănbản; Thứ năm, trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quyđịnh của luật. Ngoài ra, còn một trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp được quy định tại tại Luật quản lý thuế năm 2019. Đó là trường hợp cơ quan quản lý về thuế ápdụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế do không nộp hoặc không nộp đủ tiềnthuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.Các trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là các hành vi vi phạmnghiêm trọng các quy định của pháp luật, ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xãhội, sức khỏe của cộng đồng. Do đó, cần phải chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp để tránh những hậuquả nghiêm trọng cũng như đưa ra một biện pháp trừng phạt, răn đe nghiêm khắc nhằm tạo nên một thịtrường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo tuân thủ pháp luật.Hậu quả pháp lý của việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp này là Cơ quan đăng ký kinh doanh raquyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đây là cơ sở bắt buộc doanh nghiệp tiến hànhthủ tục giải thể. Vì vậy, sau khi có quyết định thu hồi giấy chứng nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật ...

Tài liệu được xem nhiều: