Danh mục

Thực tiễn thực thi tại Việt Nam quyền được chăm sóc sức khỏe theo quy định tại Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 727.21 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung bàn về ba vấn đề cơ bản, thứ nhất là Quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe tại công ước quốc tế về các quyền về kinh rế, xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR). Thứ hai, bài viết làm rõ thực tiễn tại Việt Nam khi tham gia công ước này thì vấn đề thực thi quyền được chăm sóc sức khỏe cho con người theo công ước này được thực hiện như thế nào. Thứ ba, là đưa ra 1 số định hướng để Việt Nam hoàn thành hơn vấn đề thực thi công ước để quyền được chăm sóc sức khỏe con người được tốt hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực tiễn thực thi tại Việt Nam quyền được chăm sóc sức khỏe theo quy định tại Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR) THỰC TIỄN THỰC THI TẠI VIỆT NAM QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO QUY ĐỊNH TẠI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CÁC QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA 1966 (ICESCR) Trần Thị Diệu Hương Tóm tắt: Bài viết tập trung bàn về ba vấn đề cơ bản, thứ nhất là Quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe tại công ước quốc tế về các quyền về kinh rế, xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR). Thứ hai, bài viết làm rõ thực tiễn tại Việt Nam khi tham gia công ước này thì vấn đề thực thi quyền được chăm sóc sức khỏe cho con người theo công ước này được thực hiện như thế nào. Thứ ba, là đưa ra 1 số định hướng để Việt Nam hoàn thành hơn vấn đề thực thi công ước để quyền được chăm sóc sức khỏe con người được tốt hơn. A. Mở đầu Kể từ khi Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người năm 1948, và sau đó là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, quyền được chăm sóc sức khỏe đã trở thành một trong những quyền quan trọng trong hệ thống quyền con người, thuộc nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.Quyền được chăm sóc sức khỏe, có được trạng thái sức khỏe tốt nhất có thể được trong luật nhân quyền quốc tế là quyền có được các điều kiện xã hội, các qui tắc, pháp luật, chế tài và một môi trường trợ giúp– mà có thể đảm bảo đạt được quyền này. Cách hiểu quyền này một cách chuẩn mực nhất được thảo luận trong điều 12 của ICESCR, đã được phê chuẩn bởi 145 nước (tính đến tháng 5 2002). Vào tháng 5 2000, ủy ban về quyền văn hóa, kinh tế, xã hội, nơi kiểm soát công ước, phê chuẩn một Tuyên bố chung về quyền được chăm sóc sức khỏe1. Với tầm quan trọng được ghi nhận tại các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, bài viết bàn về một số vấn đề quy định và thực thi công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1996 trong quy định “Quyền được chăm sóc sức khỏe”. B. Nội dung 1 Tham khảo, 25 câu hỏi và đáp về vấn đề sức khỏe và nhân quyền, Tổ chức y tế thế giới, QA-Vietnamese.pdf 24 1. Quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe tại Công ước quôc tế về kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR) “Quyền được chăm sóc sức khỏe không có nghĩa là quyền được khỏe mạnh, hay là các chính phủ nghèo phải thiết lập các dịch vụ y tế đắt tiền mà họ không có nguồn lực hỗ trợ. Nhưng nó yêu cầu chính phủ, và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chính sách và chương trình hành động nhằm tạo ra các dịch vụ y tế sẵn có và mọi người có thể tiếp cận được trong thời gian ngắn nhất có thể. Để đảm bảo rằng có thể thực hiện được điều này là một thách thức cho cả cộng đồng quyền con người và các chuyên viên y tế.”2 Như vậy Quyền có được trạng thái sức khỏe tốt nhất có thể được xem là “quyền được chăm sóc sức khỏe”. Quyền này đã được rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế ghi nhận, đầu tiên là trong hiến pháp của tổ chức Y tế thế giới (1946) và sau đó được nêu ra trong tuyên bố Alma Ata năm 1978 và trong Tuyên ngôn Y tế thế giới phê chuẩn bởi đại hội đồng Y tế thế giới năm 1998. Điều này được ủng hộ mạnh mẽ trong nhiều tài liệu nhân quyền khu vực cũng như quốc tế. Nhưng cách quy định cụ thể và chuẩn nhất về quyền này được quy định tại Điều 12 của ICESCR, đã được phê chuẩn bởi 145 nước (tính đến tháng 5 2002). Vào tháng 5 2000, ủy ban về quyền văn hóa, kinh tế, xã hội, nơi kiểm soát công ước, phê chuẩn một Tuyên bố chung về quyền được chăm sóc sức khỏe. Quy định này được chi tiết như sau: 1. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng một tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. 2. Các biện pháp mà một quốc gia thành viên công ước cần thi hành để thực hiện đầy đủ quyền này bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm: a) giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em, và nhằm đạt được sự phát triển lành mạnh của trẻ em b) cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp c) ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác; 2 Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền, Mary Robinson. 25 d) tạo điều kiện để đảm bảo dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu. Và như vậy, theo quy định tại công ước về quyền được chăm sóc sức khỏe cho con người thì chủ đạo Công ước hướng tới hai nội dung, nội dung quy định thứ nhất là chính phủ các quốc gia thành viên công ước phải thừa nhận quyền của mọi người được hưởng tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được về thể chất cũng như tinh thần”, nội dung thứ hai, các bước mà nhà nước, Chính phủ phải tiến hành để thực thi quyền đó cho con người. Tuyên bố chung này cho rằng quyền được chăm sóc sức khỏe có liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào sự thực hiện các quyền con người khác, bao gồm quyền có thực phẩm, nhà cửa, công việc, giáo dục, tham gia, hưởng thụ các thành tựu của áp dụng khoa học kỹ thuật, cuộc sống, không bị phân biệt, bình đẳng, ngăn cấm bạo lực, riêng tư, truy cập thông tin, và tự do tổ chức, hội họp, hoạt động. Điều 12 ICESCR được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền được chăm sóc sức khỏe. Theo Điều này, mọi người có quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. Các quốc gia thành viên Công ước cần thi hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này, trong đó bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em; cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: